Cách tính dòng tiền
TÀI CHÍNH TIN TỨC

Có các cách tính dòng tiền dự án nào phổ biến hiện nay?

Dòng tiền là một vấn đề luôn được các đơn vị, doanh nghiệp, công ty cho tới cá nhân quan tâm. Việc tính toán dòng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chiến lược, phương án đầu tư. Vậy hiện nay có những cách tính dòng tiền dự án phổ biến nào, câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây!

Cách tính dòng tiền
Cách tính dòng tiền

Những yêu cầu đối với cách tính dòng tiền dự án

Dòng tiền là sự luân chuyển tiền ra vào trong các dự án hay quá trình hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp, cá nhân trong một thời kỳ nhất định. Khi xác định dòng tiền đầu tư, cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Chỉ xác định những chỉ tiêu về dòng tiền có liên quan: quyết định đầu tư hay không hoàn toàn dựa vào dòng tiền chứ không phụ thuộc vào lợi nhuận kế toán. Do đó, chỉ những dòng tiền có liên quan.
  • Không tính trùng các dòng tiền, chúng sẽ khiến nhiều khoản mục bị lặp đi lặp lại, làm gia tăng giá trị ảo cho một khoản nào đó.
  • Sự thay đổi vốn lưu động ròng. Dòng tiền ròng sẽ được tính theo công thức lấy dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra, chi tiêu.

Các phương pháp tính dòng tiền dự án hiện nay

Để tính dòng tiền dự án, hiện có 2 phương pháp tính như sau:

Phương pháp tính dòng tiền trực tiếp

Phương pháp trực tiếp

Đây là cách tính dòng tiền dựa trên quan điểm thực thu, thực chi. Dòng tiền ra là số tiền thực sự đã đi ra khỏi doanh nghiệp. Còn dòng tiền vào là số tiền đi vào đơn vị.

Công thức tính

Dòng tiền ròng của dự án = dòng tiền vào từ các hoạt động của dự án – dòng tiền ra cho các hoạt động của dự án.

Các loại dòng tiền vào

Theo phương pháp này thì dòng tiền vào của doanh nghiệp thường gặp là các khoản:

  • Doanh thu;
  • Hoàn thuế;
  • Thanh lý tài sản;
  • Vốn nhận tài trợ;
  • Trợ cấp;
  • Thay đổi khoản phải thu.
  • Các dòng tiền ra
  • Các dòng chi cho hoạt động gồm:
  • Chi phí đầu tư;
  • Chi phí sản xuất;
  • Trả nợ vay;
  • Chi phí lương công nhân;
  • Thay đổi khoản phải trả;
  • Thay đổi hàng tồn kho;
  • Nộp thuế;

    Phương pháp tính dòng tiền gián tiếp

Phương pháp gián tiếp qua lợi nhuận sau thuế

Bên cạnh phương pháp trực tiếp thì một số đơn vị áp dụng cách tính giản tiếp thông qua lợi nhuận sau thuế.

Cách xác định

Từ chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, người ta sẽ điều chỉnh các khoản thu, khoản chi, từ đó xác định được dòng tiền ròng. Bởi lợi nhuận sau thuế là khoản thu mà doanh nghiệp nhận được từ các khoản doanh thu, chi phí. Và chúng được phân ra theo 2 quan điểm đầu tư khác nhau

Quan điểm tổng đầu tư

Theo quan điểm này, đơn vị chỉ quan tâm tới lợi ích dự án tạo ra sau khi đã tiến hành trừ đi các chi phí cũng như chi phí cơ hội mà không cần phân biệt, quan tâm tới nguồn vốn tham gia.

  • Dòng tiền vào sẽ được tính bằng: Lợi nhuận sau thuế + khấu hao + thu hồi vốn lưu động ròng + thanh lý + lãi vay.
  • Dòng tiền ra sẽ được tính theo công thức: chi đầu tư vốn + các khoản chi khác (nếu có).
    Quan điểm trên được đa số các ngân hàng sử dụng để thẩm định dự án của mình.

Quan điểm chủ đầu tư

Nếu quan điểm tổng đầu tư được đại đa số các ngân hàng sử dụng thì quan điểm chủ đầu tư lại được các doanh nghiệp dùng là phổ biến khi lập dự án đầu tư. Theo quan điểm này thì các công ty chỉ quan tâm tới phần còn lại cuối cùng sẽ nhận được là bao nhiêu. Dòng tiền tính toán sẽ là dòng tiền tổng đầu tư thu được sau khi đã trừ đi các chi phí trả nợ gốc và lãi.

  • Dòng tiền vào sẽ bằng: lợi nhuận sau thuế + khấu hao + nhận tài trợ + thu hồi vốn lưu động ròng + thanh lý.
  • Dòng tiền ra sẽ tính bằng công thức: chi đầu tư vốn + chi trả nợ gốc + chi phí khác (nếu có).

Như vậy, với việc tính dòng tiền chúng ta cũng có các phương pháp tính khác nhau. Mỗi một phương pháp có cách tính riêng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc và lựa chọn cho mình cách tính dòng tiền dự án phù hợp để góp phần đưa ra quyết định đầu tư chính xác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *