BSC là gì
CHIẾN LƯỢC KHÁC

BSC là gì? Vai trò và cấu trúc của BSC

BSC là một hệ thống giúp doanh nghiệp thiết lập, giám sát và đo lường các chiến lược, mục tiêu mà mình đã đưa ra. Trên thực tế, BSC đã được sử dụng bởi nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hiểu được mô hình BSC là gì sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước đạt được mục tiêu của mình.

BSC là gì?
Balanced Scorecard được sử dụng bởi nhiều loại hình doanh nghiệp

BSC là gì và có tác dụng như thế nào?

BSC là gì? Đây là thuật ngữ viết tắt của Balanced Scorecard. Trong tiếng Việt có nghĩa là “thẻ điểm cân bằng”. BSC là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất để đưa ra những định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập, triển khai, giám sát và đo lường hiệu quả hoạt động của các chiến lược đã đặt ra. Hiểu một cách khác, đó là hệ thống giúp doanh nghiệp chuyển đổi tầm nhìn, chiến lược thành mục tiêu cụ thể. Balanced (cân bằng) được thể hiện bởi sự cân đối giữa thời gian thực hiện mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), các yếu tố tài chính và phi tài chính, chỉ tiêu đầu vào và kết quả đầu ra, các hoạt động hướng đến xã hội hoặc vì nội bộ. 

Lợi ích của thẻ điểm cân bằng BSC trong doanh nghiệp

• Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến  lược hiệu quả hơn: Thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp BSC được coi như bộ khung để tạo ra chiến  lược. Đồng thời, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu với nhau. Chúng đảm  bảo những nỗ lực của doanh nghiệp có sự kết nối với tầm nhìn chung.

BSC là gì
BSC giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược hiệu quả

• Gắn kết chặt chẽ các dự án trong doanh nghiệp: Các kế hoạch nhỏ lẻ được thiết lập dựa vào bộ khung nền móng đã được xây dựng trước đó. Nhờ vậy, nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hành hoạt động theo một hướng chung thống nhất và hạn chế được những lãng phí không đáng có.

• Cải thiện hiệu suất báo cáo: BSC được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan, giúp việc báo cáo trở nên gọn gàng, nhanh chóng và nội dung tập trung vào các vấn đề quan trọng. Chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.

• Cải thiện truyền thông doanh nghiệp: Khi có một chiến lược hoàn chỉnh, vấn đề triển khai kế hoạch truyền thông bên ngoài và nội bộ sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả. Điều này giúp các nhân viên và đối tác hiểu rõ nội dung chiến lược, đo lường cụ thể doanh nghiệp đã và đang thực hiện được những gì.

Cấu trúc mô hình BSC là gì?

Mô hình BSC gồm 4 yếu tố chính và cũng là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: 

1. Thước đo về tài chính: Bao gồm các loại chi phí, dòng tiền, các khoản lợi tức, tốc độ tăng trưởng doanh thu… Nếu như trước kia, lợi nhuận kiếm được là chỉ tiêu để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì ngày nay, chúng chỉ là mảnh ghép trong bức tranh hoạt động tổng thể. Doanh nghiệp có thể vẫn hoạt động bình thường thu được nhiều lợi nhuận, nhưng vẫn tồn tại các nguy cơ rủi ro dễ gây phá sản. Vì vậy, cần quan tâm đến 3 yếu tố BSC còn lại để định hướng dài hạn.

2. Thước đo khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng, trực tiếp tạo ra nguồn doanh thu ở hiện tại và trong tương lai. Sự hài lòng của khách hàng là chỉ số thành công của doanh nghiệp và cần được do lường thông qua khảo sát. Bằng các kết quả thu được, doanh nghiệp mới đặt ra những mục tiêu cụ thể, tập trung vào việc thỏa mãn những nhu cầu của người mua.

Cấu trúc mô hình BSC
Thước đo khách hàng là 1 trong 4 yếu tố chính của BSC

3. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ: Giúp doanh nghiệp rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và vận hành bộ máy nội bộ. Hoạt động của một doanh nghiệp đang diễn ra tốt đẹp nếu các chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng ổn định, số phần trăm người lao động gắn bó tăng, thời gian và hiệu quả xử lý công việc được rút ngắn…Nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng cũng cần được coi là một bước trong mục tiêu chiến lược.

4. Thước đo học tập và phát triển: Chất lượng nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc sẽ quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan đến năng lực, hiệu suất làm việc cũng cần được quan tâm, đo lường. Nếu kết quả trả về tốt cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đang mang về cho mình sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Hiểu được BSC là gì, thực hiện nghiêm túc chiến lược của BSC là con đường ngắn nhất dẫn doanh nghiệp đến sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển vững bền, lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *