TÀI CHÍNH TIN TỨC

Tìm hiểu định nghĩa vốn góp là gì và những khái niệm liên quan

Góp vốn là hoạt động vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường. Vì vậy, câu hỏi vốn góp là gì và được quy định trên giấy tờ như thế nào luôn là đề tài nóng hổi.

Đọc thêm:

Tầm quan trọng của kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

Định nghĩa và bản chất của phần vốn góp là gì?

Luật doanh nghiệp Việt Nam 2015 đã quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.” (Khoản 13 điều 4).

Vốn góp là gì?
Góp vốn có thể được thực hiện một hay nhiều lần

Khoản 21 điều 4 của luật cũng quy định phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào một công ty hay một doanh nghiệp.

Như vậy, có thể trả lời câu hỏi vốn góp là gì? Đó chính là thể hiện của việc góp vốn vào doanh nghiệp/công ty. Có thể góp vốn 1 hoặc nhiều lần theo cam kết đã ghi và nằm trong thời hạn pháp luật cho phép.

Phần vốn góp chính là giá trị tài sản được quy ra tiền mặt hoặc số tiền nhà đầu tư góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp được ghi nhận trên giấy tờ, luật pháp.

Tỉ lệ phần vốn góp là cơ sở để quyết định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của nhà đầu tư với hoạt động chung và các vấn đề của doanh nghiệp. Các quyền và nghĩa vụ này bao gồm quyền được chia sẻ về mặt lợi nhuận hoặc chấp nhận rủi ro nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thất bại. Ngoài ra, người góp vốn cũng được tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp hoặc nhận lại một phần tài sản khi doanh nghiệp giải thể.

Vốn góp là gì?
Phần vốn đã góp thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của người góp

Khi góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên sẽ sở hữu phần vốn góp. Còn đối với công ty cổ phần, thành viên sẽ sở hữu cổ phần. Về bản chất, cả phần vốn góp và cổ phần đều thể hiện quyền sở hữu của các thành viên và cổ đông với vốn của chủ sở hữu. Đồng thời thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của những người tham gia góp vốn đối với nghĩa vụ nợ của công ty.  Vì vậy, cơ cấu và giá trị vốn của hai loại hình công ty này là vấn đề phức tạp và luôn được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau của nhà nước.

Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn góp là gì?

Vốn điều lệ và vốn góp là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Chỉ ra sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn góp là gì sẽ giúp phân biệt hai khái niệm trên.

Khái niệm về vốn điều lệ đã được quy định rất rõ trong khoản 29, điều 4, luật doanh nghiệp 2015. Đó là tổng giá trị tài sản mà thành viên đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

Vốn góp là gì?
Bản chất của vốn điều lệ là vốn thực góp

Bản chất của vốn điều lệ là vốn thực góp. Vì vậy, vốn điều lệ trở thành cơ sở tin cậy để xác định tỉ lệ phần vốn góp hay quyền sở hữu cổ phần của thành viên hoặc các cổ đông trong công ty. Qua đó, phân chia các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các thành viên. Thành viên, cổ đông sẽ chịu trách nhiệm hoặc được hưởng lợi ích tùy thuộc vào phạm vi số vốn mà họ đã góp vào doanh nghiệp sau khi công ty nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với pháp luật. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh với một số ngành nghề nhất định và điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp về con số thực chứ không phải là nguồn vốn ảo như trước.

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng vốn điều lệ là số vốn được ghi vào trong Điều lệ của công ty mà thành viên cam kết góp vào. Còn vốn góp hay việc góp vốn là hành động chuyển giao tài sản hoặc đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Việc góp vốn vào công ty có thể một hay nhiều lần trong thời hạn quy định của pháp luật. Theo đó, người góp vốn không nhận được một khoản tiền nào từ việc chuyển giao vốn vào công ty nhưng đổi lại sẽ nhận được quyền lợi  trong công ty.

Như vậy, ngay trong bản thân luật doanh nghiệp đã chỉ rõ được phần vốn góp là ? Trước khi thành lập công ty, người chịu trách nhiệm cần nắm rõ các quy định về luật doanh nghiệp để tránh được những tranh chấp không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *