TÀI CHÍNH

7 quy định kế toán cần biết từ ngày 5/12/2020

Dưới đây là 7 quy định kế toán cần biết để tránh sai sót, tuân thủ theo quy định tại nghị định 125/2020/NĐ-CP và Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì từ ngày 5/12/2020 quy định về thuế, xử phạt vi phạm hành chính.

1. Chậm nộp hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 25 triệu đồng

Theo quy định tại điều 13, nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào thời gian chậm nộp của doanh nghiệp sẽ có các mức xử phạt khác nhau, cụ thể:

TT

Hình thức

Mức phạt

Hành vi vi phạm

1

Cảnh cáo

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2

Phạt tiền

Từ 02 – 05 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 30 ngày, trừ trường hợp cảnh cáo ở trên.

Từ 05 – 08 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 – 60 ngày.

Từ 08 – 15 triệu đồng

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 – 90 ngày.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
  • Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ 15 – 25 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.
  • Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với 02 hành vi sau:

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Bị xử phạt tới 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5, điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc doanh nghiệp nếu bán hàng không lập hóa đơn có thể bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng, trừ hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động. Ngoài ra, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu

3. Quy định kế toán cần biết về thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài

Căn cứ khoản 8, 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài như sau:

  • Lệ phí trước bạ: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.
  • Lệ phí môn bài:

+ Chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp như sau:

* Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.

* Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp như sau:

* Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.

* Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động.

quy định kế toán cần biết

4. Lưu ý 4 văn bản về thuế, hóa đơn hết hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020

Từ ngày 5/12/2020, 4 văn bản về thuế và hóa đơn dưới đây sẽ hết hiệu lực thi hành, cụ thể:

  • Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế.
  • Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
  • Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
  • Thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 10/2014/TT-BTC

| Đọc thêm: Sổ kế toán là gì? Nguyên tắc xây dựng sổ kế toán

5. Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế

Một trong những quy định kế toán cần biết đó là việc ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế được quy định cụ thể tại khoản 2, điều 30 nghị định 126/2020/NĐ-CP.

  •  Thời điểm:

+ Cung cấp lần đầu: 90 ngày kể từ ngày 5/12/2020
+ Cung cấp thông tin định kỳ: Thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp

  •  Thông tin cung cấp: Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế, bao gồm: Tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản
  • Phương thức cung cấp thông tin: Thực hiện dưới hình thức điện tử

6. Quy định về mức xử phạt đối với hành vi làm mất, hỏng hoặc cháy hóa đơn

Theo quy định tại điều 26, nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn với các quy định cụ thể:

TT Hình thức Mức phạt Hành vi vi phạm Căn cứ
1 Cảnh cáo
  •  Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
Khoản 1 Điều 26 Nghị định 125
2 Phạt tiền Từ 03 – 05 triệu đồng Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

Lưu ý:

  • Nếu do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
  • Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 125
Từ 04 – 08 triệu đồng
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

Lưu ý:

+ Nếu do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.

+ Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 125
Từ 05 – 10 triệu đồng Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Khoản 4 Điều 26 Nghị định 125
  • Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm.
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn diễn ra trước ngày 05/12/2020 nhưng kết thúc kể từ ngày 05/12/2020 thì áp dụng văn bản quy định về phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

7. Quy định về 9 trường hợp người nộp thuế bị công khai thông tin

Theo quy định khoản 1 điều 29 nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp:

TT

Trường hợp cụ thể

1 Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
2 Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
3 Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
4 Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
5 Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định.
6 Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
7 Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
8 Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
9 Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Trên đây là 7 quy định kế toán cần biết, có hiệu lực từ ngày 5/12/2020 giúp kế toán hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn và nộp thuế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *