Chiến lược marketing cho doanh nghiệp ở vị thế thách thức thị trường
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Những lưu ý khi áp dụng các chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh dành cho doanh nghiệp

Điều gì quyết định nên chiến lược marketing của doanh nghiệp? Có rất nhiều yếu tố: thị trường, số vốn, thị phần,… Những thứ ấy hợp lại sẽ tạo nên điều lớn hơn, đó là vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, những chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý, cân nhắc khi áp dụng các chiến lược đó.

Những lưu ý khi áp dụng chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh
Những lưu ý khi áp dụng chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh

Lưu ý cho doanh nghiệp dẫn đầu thị trường

Những doanh nghiệp đứng đầu thị trường dù đã có chỗ đứng rất vững chắc trên thương trường nhưng cũng luôn cẩn trọng để không bị rất nhiều đối thủ đang nhăm nhe soán ngôi. Vì vậy, khi sử dụng các chiến lược, họ cũng cần cân nhắc một số điều.

Thế nào là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường?

Họ là những doanh nghiệp nắm giữ thị phần giả định lớn nhất, khoảng 40%. Họ có kinh nghiệm dày dạn và quy mô lớn. Những doanh nghiệp đó luôn dẫn đầu thị trường do luôn tiên phong trong việc nâng cấp sản phẩm, lại có thể định hướng được thị trường. Chi phí với những doanh nghiệp này rất ít khi cản trở được họ.

Cần cân nhắc điều gì khi áp dụng chiến lược marketing dẫn đầu thị trường?

Chiến lược bảo vệ thị phần có 2 hành động mà doanh nghiệp có thể thực hiện đó là marketing tiên phong và phòng thủ. Với việc marketing tiên phong, có 3 cách khác nhau:

  • Tìm kiếm những nhu cầu lớn và đáp ứng chúng.
  • Mở rộng tầm nhìn để dự trước được những nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
  • Tìm ra những giải pháp chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ khách hàng mà chính họ cũng không nghĩ tới.

Với chiến lược mở rộng thị phần, có một số điều cần quan tâm, cân nhắc như sau:

  • Sự gia tăng chi phí.
  • Nước đi của đối thủ.
  • Khả năng sự chống độc quyền xuất hiện.
  • Chạm đến cảm nhận của người dùng.

Lưu ý cho doanh nghiệp thách thức thị trường

Chiến lược marketing cho doanh nghiệp ở vị thế thách thức thị trường
Chiến lược marketing cho doanh nghiệp ở vị thế thách thức thị trường

Khác với doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, những doanh nghiệp này có quá nhiều loại đối thủ khác nhau phải đối phó. Đó là những doanh nghiệp dẫn đầu đã quá lớn mạnh hay đối thủ cùng vị thế,… Vì thế họ cũng có nhiều điều cần để tâm hơn.

Như nào được coi là doanh nghiệp thách thức thị trường?

Những doanh nghiệp này nắm trong tay khoảng 30% thị phần giả định, thấp hơn một chút so với doanh nghiệp dẫn đầu. Mục tiêu của họ là soán ngôi dẫn đầu của doanh nghiệp lớn nhất bằng nhiều cách như tấn công trực tiếp hay thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ.

Cần cân nhắc điều gì khi áp dụng chiến lược marketing theo vị thế thách thức thị trường?

Doanh nghiệp thách thức thị trường có nhiều mục tiêu để tấn công. Vì thế, lựa chọn mục tiêu là một quyết định cần cân nhắc.

Mục tiêu là doanh nghiệp dẫn đầu: Thành quả thu được sẽ rất lớn nhưng đi kèm với rủi ro cao. Nên tấn công khi doanh nghiệp dẫn đầu chưa làm tốt công việc đáp ứng thị trường.

Mục tiêu là doanh nghiệp cùng vị thế: Tấn công nếu doanh nghiệp này có mức giá quá cao mà sản phẩm lại lạc hậu, không phục vụ tốt khách hàng.

Mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ: Thâu tóm các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh này giúp mở rộng quy mô

Chiến lược tấn công cũng cần được doanh nghiệp xem xét một cách kỹ lưỡng. Mỗi loại đối thủ với điểm mạnh, yếu khác nhau đều cần các chiến lược phù hợp riêng. Có nhiều kiểu tấn công như trực diện, bên sườn, bao vây, đường vòng và du kích.

Lưu ý cho doanh nghiệp lấp chỗ trống thị trường

Lưu ý khi áp dụng chiến lược ở vị thế doanh nghiệp lấp chỗ trống thị trường
Lưu ý khi áp dụng chiến lược ở vị thế doanh nghiệp lấp chỗ trống thị trường

Đây là những doanh nghiệp còn non trẻ, họ phải lưu ý làm sao vừa có thể phát triển tốt mà không đánh động đến các doanh nghiệp lớn. Vì thế mà chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh của họ phải thật khéo léo.

Như nào là doanh nghiệp lấp chỗ trống thị trường?

Doanh nghiệp lấp chỗ trống thị trường sở hữu thị phần thấp nhất. Họ thường là những doanh nghiệp mới, còn yếu về sức cạnh tranh và đang loay hoay tìm cho mình một hướng đi.

Cần cân nhắc điều gì khi áp dụng chiến lược marketing theo vị thế lấp chỗ trống thị trường?

Chuyên môn hóa là chiến lược chủ chốt của những doanh nghiệp này. Mục tiêu lớn là tập trung vào những nhóm khách hàng nhỏ và tìm cách làm chủ nó trước khi phát triển rộng hơn. Một số điều kiện khi áp dụng chiến lược này là:

  • Quy mô của khu vực đó đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và chưa có sự can thiệp của bất kỳ ai.
  • Có tiềm năng phát triển khu vực đó.
  • Doanh nghiệp đủ khả năng về nhiều mặt để phục vụ chỗ đó.
  • Doanh nghiệp có khả năng phòng thủ khi đối thủ nhúng tay vào.

Kinh doanh là một hành trình dài cân não giữa nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Mỗi đường đi nước bước của doanh nghiệp đều cần được tính toán cẩn thận. Vì thế, mỗi nhà quản trị đừng bỏ qua những lưu ý khi áp dụng các chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *