TIN TỨC

Tầm quan trọng của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là lĩnh vực không mới trong các hoạt động của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp kinh doanh. Dựa vào thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, ban lãnh đạo có thể đưa ra và định hướng cho các hoạt động của mình. Vì vậy, không ai có thể chối cãi về tầm quan trọng của kế toán quản trị trong việc quyết định gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự thành bại của một công ty/ doanh nghiệp.

tầm quan trọng của kế toán quản trị
Kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định kinh doanh

Kế toán quản trị là gì?

Muốn biết được tầm quan trọng của kế toán quản trị, cần nắm được khái niệm về kế toán quản trị là gì và có đặc điểm khác biệt nào so với những loại kế toán khác.

Đọc thêm: 

Lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị

Bàn về vai trò, nhiệm vụ của người làm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một nhánh mới của ngành kế toán và đang dần trở thành xu thế của kế toán hiện đại. Theo một cách dễ hiểu, đây là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề trong thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản trị sẽ ra quyết định điều hành tổ chức kinh doanh một cách tối ưu nhất. Những thông tin mà quản trị kế toán đưa lại sẽ là cơ sở để chủ doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá và vận hành hoạt động của doanh nghiệp.

Những thông tin kế toán quản trị cung cấp bao gồm hai loại là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả đều được xếp vào các thông tin quản lý vì chúng không chỉ là các thông tin đơn thuần mà đều hàm chứa mục đích nhất định trong việc xây dựng những quyết định mang tính chất ngắn hạn hoặc dài hạn.

Vậy, kế toán quản trị và kế toán tài chính có những điểm gì giống và khác nhau?
* Giống nhau:
– Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với các thông tin kế toán và phản ánh kết quả hoạt động, doanh thu, chi phí, sự vận động của tài sản, tiền vốn trên thực tế của doanh nghiệp.
– Các số liệu đều xuất phát từ chứng từ gốc và phản ánh hai khía cạnh là thông tin tổng quát và thông tin chi tiết.
– Cả hai loại đều có mối quan hệ với trách nhiệm của nhà quản lý.
* Khác nhau:
– Mục đích:
+ Kế toán quản trị: Cung cấp thông tin số liệu phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán tài chính: Cung cấp số liệu phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính.

Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính

– Đối tượng phục vụ:
+ Kế toán quản trị: Nhà quản lý doanh nghiệp ( Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban lãnh đạo…)
+ Kế toán tài chính: Đối tượng phục vụ rất đa dạng, không chỉ nhà quản lý mà còn nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, ….

Ngoài những khác biệt trên, hai loại kế toán này còn khác nhau về đặc điểm, nguyên tắc, phạm vi cung cấp thông tin, mối quan hệ với các lĩnh vực khoa học khác. Vì vậy, cần phân biệt rõ hai khái niệm này trong các trường hợp thực tế khác nhau của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp

Dưới đây là tổng hợp 7 vai trò của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp hiện đại:
– Kế toán quản lý: Thiết kế và xây dựng khung công việc nhằm quản trị chi phí và tài chính chung của công ty, đồng thời chuẩn bị và xây dựng các báo cáo cho việc ra quyết định tài chính.
– Lập kế hoạch ngắn và dài hạn: Từ các thông tin mà mình đưa ra, kế toán quản trị dự báo các sự kiện kinh tế và kinh doanh trong từng giai đoạn ở tương lai. Kế toán cũng xây dựng và quản trị chiến lược phát triển chung của công ty.
– Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin: Quản trị kế toán thiết lập các báo cáo ngắn hạn và dài hạn, chuyển tiếp cho các cấp quản lý ở những cấp độ khác nhau, vì vậy, giúp ban quản trị liên kết các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh kịp thời, đúng đắn.
– Duy trì cấu trúc vốn tối ưu: Trong việc duy trì cấu trúc vốn, kế toán quản trị tỏ ra là một công cụ hữu ích giúp lãnh đạo đưa ra quyết định về tỷ lệ pha trộn giữa Nợ và Vốn cổ phần, huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tối ưu.

Duy trì cấu trúc vốn tối ưu là một trong những vai trò của kế toán quản trị

– Tham gia vào quy trình quản lý: Người làm công tác kế toán quản trị thực hiện các nhu cầu rà soát, kiểm tra thông tin và có trách nhiệm tư vấn cho ban quản trị doanh nghiệp. Từ việc tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và báo cáo một cách rõ ràng khi được yêu cầu, kế toán quản trị cũng góp phần tham gia vào quy trình quản lý.
– Kiểm soát: Quản lý và phân tích các tài khoản, chuẩn bị các báo cáo, ví dụ như chi phí chuẩn, ngân sách, phân tích dòng tiền, quản lý quỹ, quản lý thanh khoản, đánh giá hoạt động, kiểm soát chi phí..

Tầm quan trọng của kế toán quản trị chính là chỉ rõ ra cho ban lãnh đạo thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, phục vụ công tác quản trị nội bộ và giúp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Đây có thể coi là công tác chính yếu, luôn song hành cùng quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán quản trị luôn cần được để ý và chú trọng.

Tìm hiểu thêm:

Định hướng xây dựng bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Review top 3 khóa học Giám đốc tài chính tốt nhất hiện nay

Những điều cần biết về kế toán quản trị khi triển khai hệ thống ERP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *