TIN TỨC

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Một nhà quản lý dù có tầm hiểu biết sâu rộng hoặc năng lực chuyên môn giỏi cũng vẫn cần phải trang bị cho mình kiến thức về quản trị. Câu hỏi quản trị doanh nghiệp là gì ?, chức năng và các nguyên tắc áp dụng như thế nào luôn là vấn đề đặt ra cho mỗi nhà lãnh đạo.

Quản trị doanh nghiệp là gì và có các khía cạnh như thế nào?

Quản trị doanh nghiệp là gì? Đó là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó, hoạt động chung của doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan như cổ đông, nhà quản trị, khách hàng, người cung cấp, chính phủ, cộng đồng. Hệ thống nguyên tắc này là bao gồm quản trị kế hoạch thực hiện, kiểm soát các quy trình trong nội bộ, đo lường hiệu quả công việc nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra trước đó.

Quản trị giúp đạt mục tiêu doanh nghiệp đã đưa ra

Khi phân tích một cách cụ thể, quản trị doanh nghiệp gồm hai khía cạnh quan trọng:
– Khía cạnh thứ nhất: Đó là việc sử dụng các biện pháp để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra- đánh giá; điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời huy động tổng nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn. Mục tiêu này gắn với sự tăng trưởng; lợi thuận; doanh thu; xây dựng thương hiệu…
– Khía cạnh thứ hai: Quản trị là một loạt các hoạt động được phối hợp thành một thể thống nhất trong lĩnh vực cần quản trị như nhân lực; kinh doanh; marketing; tài chính;…hoặc các hoạt động liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp như khoa học kỹ thuật; hoạt động chuyên ngành…

Vậy, chức năng của quản trị doanh nghiệp là gì?

– Lên kế hoạch và dự báo: Giúp dự báo tình hình môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Xác định mục tiêu, các nguồn lực, điều kiện tốt nhất để hoàn thành mục tiêu dự kiến.
– Tổ chức thực hiện: Hình thành cơ cấu tổ chức và phân công nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch đã đưa ra. Xây dựng và ban hành chính sách nhằm đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả.
– Lãnh đạo: Liên quan đến nghệ thuật quản lý, lãnh đạo và khuyến khích nhân viên nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Lãnh đạo là một trong số các chức năng chính của quản trị doanh nghiệp
Lãnh đạo là một trong số các chức năng chính của quản trị doanh nghiệp

– Kiểm tra giám sát và điều chỉnh: Nắm bắt một cách tổng quan tình hình thực tế và đưa ra các phương án điều chỉnh kế hoạch kịp thời, đảm bảo tiến độ thực thi.

Các nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp là gì?

Đó là 14 nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong vấn đề quản trị được đưa ra bởi Henry Fayol:
1. Chuyên môn hóa/ Phân công hóa lao động: Sự chuyên môn hóa và phân bổ công việc phù hợp sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu biết nghề nghiệp, tạo nên tính tập trung và hiệu quả cho công việc.
2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng: Nhà lãnh đạo cần được cấp quyền hợp lý và chịu trách nhiệm về quyết định mình đã đưa ra nếu xảy ra hậu quả xấu.
3. Kỷ luật: Là việc nhân viên tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, giá trị để hoạt động của doanh nghiệp vận hành trơn tru.
4. Thống nhất về mệnh lệnh: Tập trung nghe theo chỉ đạo của một người. Tránh sự không đồng nhất về ý kiến, quan điểm lãnh đạo.
5. Sự thống nhất về đường lối: Các nhóm cùng thực hiện một mục tiêu nên làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý và theo đúng kế hoạch mới mong đem lại hiệu quả.

quản trị doanh nghiệp là gì
Sự thống nhất về đường lối sẽ đem lại hiệu quả quản trị

6. Đặt lợi ích chung lên trên hết: Lợi ích của cá nhân và nhóm người phải đặt dưới lợi ích chung của tổ chức. Tuy nhiên, điều này vẫn tồn tại các rủi ro vì người quyết định các lợi ích chung này cần phải có đạo đức và có tinh thần vì sự phát triển của doanh nghiệp.
7. Thù lao: Cần thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ doanh nghiệp.
8. Tập trung hóa: Ngay cả những tổ chức có cấu trúc phẳng và sự phân hóa quyền lực thì quyền quyết định cao nhất vẫn cân tập trung vào tay 1 số người.
9. “Xích lãnh đạo”: Mối quan hệ và các mệnh lệnh từ trên xuống phải hợp lý, tránh sự áp đặt.
10. Trật tự: Mỗi nhân viên cần được có cảm giác tự tin, an toàn và có chỗ đứng phù hợp để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.
11. Tính công bằng: Cần được thể hiện và áp dụng trong cả tư tưởng lẫn hành động để tạo nên sự trung thành, tận tụy của nhân viên.
12. Ổn định nhiệm vụ: Là thời gian để mỗi người thích nghi với công việc nhằm đảm bảo cho hoạt động có mục tiêu rõ ràng và có điều kiện để hoàn thành công việc tốt nhất.
13. Sáng kiến: Sáng kiến cá nhân cần được có cơ hội để thể hiện và cống hiến.
14. Tinh thần đoàn kết: Xây dựng và luôn duy trì sự hòa hợp trong tổ chức là việc cần thiết để tạo ra sức mạnh và sự bền vững cho doanh nghiệp.

Để có thể dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trong việc kinh doanh, mỗi nhà lãnh đạo cần tự nâng cao năng lực của bản thân và hiểu rõ được vấn đề cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp là gì? Có như vậy mới mong dẫn dắt được con tàu doanh nghiệp đến bến bờ thành công và phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *