Xây dựng kế hoạch tài chính
TÀI CHÍNH

Vai trò của việc xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Cách thức sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình để quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch tài chính để làm gì?

Kế hoạch tài chính là bản kế hoạch giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định hợp lý về tài chính nhằm đặt được hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn và mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính được phân loại theo thời gian bao gồm:

– Kế hoạch tài chính ngắn hạn (trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm).

– Kế hoạch tài chính trung hạn (Trong thời gian 3 – 5 năm)

– Kế hoạch tài chính dài hạn (Trong thời gian 5 – 10 năm hoặc có thể hơn).

Tùy vào đối tượng lập kế hoạch mà chia thành kế hoạch tài chính cá nhânkế hoạch tài chính doanh nghiệp. Mỗi loại sẽ có cách xây dựng và các bước triển khai riêng. Xây dựng kế hoạch tài chính doanh nghiệp dựa vào các báo cáo tài chính và được mô tả dưới dạng các biểu mẫu hoặc sơ đồ.

Kế hoạch tài chính chỉ rõ các mục tiêu cần đạt và các phương pháp để phân bổ nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy,việc lên kế hoạch tài chính đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

– Giúp doanh nghiệp xác định được mục đích và cách thức thực hiện các mục tiêu tài chính trong một khoảng thời gian nhất định.

– Giúp nhà đầu tư đánh giá được tính khả thi trong các dự án kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm cho mình những đối tác chiến lược hoặc có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn bên ngoài.

Xây dựng kế hoạch tài chính

Nhà đầu tư nhìn vào bản kế hoạch tài chính để đánh giá tính khả thi của dự án

– Năng lực điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị cũng được thể hiện qua kế hoạch tài chính. Một bản kế hoạch thực sự hiệu quả sẽ đem lại những ổn định về mặt tài chính dòng tiền và mang lại lợi  nhuận cao cho doanh nghiệp.

– Nhà đầu tư thông qua kế hoạch tài chính sẽ triển khai những hoạt động liên quan đến ngân sách, đồng thời có sự tính toán chi tiêu phù hợp, tránh hiện tượng thâm hụt nguồn vốn.

Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng và cần tuân thủ theo một quy trình nhất định.

Bước 1: Nghiên cứu và xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Trước khi lập kế hoạch, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng các thông tin tài chính và dự trù những biến động trên thị trường. Sau đó, xác định nhu cầu của doanh nghiệp bằng những câu hỏi về mục tiêu đầu tư, số lượng đầu tư, loại hình, thời gian đầu tư. Có trả lời được những câu hỏi này thì doanh nghiệp mới xác định được nhu cầu tài chính cụ thể và tìm ra hướng đi đúng đắn để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định nhu cầu tài chính cho mình, cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về các vấn đề như dòng tiền, vốn dự định đầu tư, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của các chuyên gia kế hoạch tài chính để thu thập dữ liệu, cân đối các khoản chi tiêu và thu nhập….Trong bảng kế hoạch tài chính, ngoài những vấn đề về dòng tiền còn cần dự báo trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Việc dự trù trước rủi ro sẽ khiến doanh nghiệp không bị động và hạn chế tối thiểu mức thiệt hại do rủi ro gây ra.

Thu thập số liệu trong xây dựng kế hoạch tài chính

Thu thập dữ liệu cần sự cố vấn của các chuyên gia kế hoạch tài chính

Bước 3: Phát triển kế hoạch tài chính

Là việc lên ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được đưa ra trước đó. Phân tích và chỉ rõ những ưu và nhược điểm của kế hoạch và hệ thống tài chính của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan như sức khỏe và an toàn lao động cũng cần được xem xét một cách cụ thể.

Bước 4: Triển khai và giám sát

Nhà quản trị cần mất một thời gian để thực thi kế hoạch đã đề ra. Các vấn đề đã được phát triển ở những bước trước đó cần được quan tâm nhiều nhất và có sự tư vấn của bộ phận pháp lý. Việc giám sát từng bước của quá trình cũng nên được thực hiện một cách tỉ mỉ. Chủ doanh nghiệp cần nắm bắt tốt tình hình triển khai để có sự thay đổi phù hợp với thực tế. 

Xây dựng kế hoạch tài chính là công việc mất nhiều thời gian và công sức nên cần sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp lại có khả năng tài chính khác nhau nên cần phải bám sát vào nhu cầu của từng doanh nghiệp để lên kế hoạch. Có như vậy mới mong đạt được kết quả tốt nhất trong việc hướng đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *