Các bước quản trị rủi ro
TÀI CHÍNH

Tại sao phải quản trị rủi ro? Các bước quản trị rủi ro là gì?

Nền kinh tế nhiều biến động đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro. Chính những rủi ro này đã tác động xấu và làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao phải quản trị rủi ro. Vậy các bước quản trị rủi ro là gì? Xem tại bài viết dưới đây:

Tại sao phải quản trị  rủi ro?

Quản trị rủi ro là việc dự báo trước những khả năng có thể xảy ra và gây tổn hại đến doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục hoặc xây dựng các chiến  lược, quy trình nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại do rủi ro gây ra.

Có muôn vàn câu trả lời để giải thích cho câu hỏi tại sao phải quản trị rủi ro. Dưới đây là một vài lý do chính yếu.

Thứ nhất, quản trị rủi ro giúp dòng tiền trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và mang lại thành công cho dự án nhờ chỉ ra hạn chế và sự lãng phí trong quá trình đầu tư, loại bỏ được chi phí phát sinh trong sản xuất và phát triển. Đồng thời, xác định được mục đích, phạm vi, tính thực tế của dự án để cân đối và kiểm soát tài chính.

Thứ hai, quản trị rủi ro tạo điều kiện tốt nhất cho việc đầu tư  và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lên kế hoạch kiểm soát rủi ro hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang có một công cụ trợ giúp đắc lực, hữu ích để gia tăng nguồn doanh thu.

Thứ 3, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản trị. Nhờ quản trị rủi ro, doanh nghiệp có thể xác định cho mình những công việc cần được ưu tiên, đồng thời giám sát hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số rủi ro và hạn chế những tác động xấu. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đưa ra.

Tại sao phải quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro giúp ổn định mức doanh thu và lợi nhuận

Thứ 4, quản trị rủi ro đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư. Trước khi đưa ra quyết dịnh đầu tư, các nhà đầu tư rất cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng các rủi ro. Vì vậy, khả năng kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp sẽ làm giảm được nỗi lo của các nhà đầu tư, hướng họ đến mức lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.

 

Các bước quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình và các bước cơ bản

Bước 1: Nhận diện rủi ro

Đây là quá trình dự báo và phát hiện những rủi ro có khả năng xảy ra trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Những rủi ro có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp cần được khoanh vùng và chú ý, nhận diện ở tất cả các cấp độ khác nhau.

Bước 2: Phân tích rủi ro

Sau khi đã nhận diện rủi ro, cần phân tích, đánh giá khả năng và mức độ ảnh hưởng cũng như những hậu quả mà rủi ro mang lại. Vì nếu xảy ra, rủi ro sẽ tác động xấu đến việc thực hiện mục tiêu và kết quả của dự án.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Là đưa ra các quyết định về rủi ro. Đánh giá xem rủi ro có thể chấp nhận được hay không? Nếu chấp nhận thì có đủ nghiêm trọng đến mức làm thay đổi các hoạt động hoặc ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không?

Các bước quản trị rủi ro

Đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định đúng đắn

Bước 4:  Xử lý rủi ro

Doanh nghiệp cần đưa ra các kế hoạch và biện pháp ứng phó với rủi ro. Đối với những rủi ro được xếp hạng cao nhất thì cần đưa ra giải pháp xử lý để hậu quả gây ra ở mức chấp nhận được. Đây cũng là bước quan trọng quyết định xem các rủi ro có được giảm thiểu hay không. 

Bước 5: Giám sát rủi ro

Cần giám sát chặt chẽ các bước thực hiện bởi vì rủi ro có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào chứ không phải là một quá trình đơn lẻ. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi, kiểm tra để giám sát rủi ro cũ và nhận diện rủi ro mới nhằm kịp thời đưa ra giải pháp ứng biến nếu rủi ro xảy ra.

Quản trị rủi ro là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý thường đề cập đến những kế hoạch mới, tham vọng chiếm lĩnh thị trường mà quên rằng việc kiểm soát các rủi ro cũng quan trọng không kém. Vì vậy, cần làm tốt công tác này nếu không muốn chúng tác động xấu đến tình hình chung của doanh nghiệp. Hãy ghi nhớ các bước quản trị rủi ro để áp dụng cho chính doanh nghiệp mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *