Chiến lược cạnh tranh về giá
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Top 6 các chiến lược cạnh tranh về giá doanh nghiệp không thể không biết

Một sản phẩm doanh nghiệp làm ra, cung cấp cho thị trường thì việc định giá như thế nào cho phù hợp là điều cực khó khăn. Tâm lý của người mua là muốn mua rẻ nhưng người bán thì lại muốn bán đắt. Cộng với việc cạnh tranh cực kỳ khốc liệt giữa các sản phẩm cùng loại. Nếu định giá không chính xác thì doanh nghiệp sẽ không thể có được lợi nhuận. Vì vậy, hãy cùng nghiên cứu các chiến lược cạnh tranh về giá để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cũng như cho doanh nghiệp.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá

1. Đặt giá xâm nhập thị trường

Trong thời gian đầu doanh nghiệp mới gia nhập thị trường để thu hút người mua lựa chọn sản phẩm thì hãy định ra mức giá thấp hơn các đối thủ. Và bạn phải chấp nhận rằng việc này sẽ không mang đến doanh thu cao cho mình. Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm mà bán cả niềm tin dành cho khách hàng. Từ đấy quảng bá thương hiệu của mình.

2. Mức giá cho các chương trình khuyến mãi

Áp dụng chương trình khuyến mại, giảm giá
Áp dụng chương trình khuyến mại, giảm giá

Các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, đánh vào tâm lý khách hàng là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng áp dụng hiện nay. Có rất nhiều cách thực hiện ví dụ như: giảm giá sản phẩm, tặng phiếu thưởng, tặng phiếu giảm giá…
Các chương trình này vừa giúp quảng cáo sản phẩm mới, bán các sản phẩm cũ. Một cách làm mới nhưng vẫn luôn luôn mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

3. Đặt giá sản phẩm ở mức độ cao cấp

Muốn thực hiện được chiến lược đặt giá sản phẩm ở mức độ cao cấp, vượt trội hơn đối thủ thì bản thân sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất phải có sự độc đáo, mới lạ. Chúng ta luôn có một nhóm khách hàng cao cấp và những người sẵn sàng sử dụng hàng cao cấp dù là ở bất cứ thị trường nào. Bạn có thể đánh vào khu vực đó để tạo lợi thế cho mình.

Sản phẩm có mức giá Cao cấp phải là những hàng hóa đảm bảo về chất lượng, mẫu mã đẹp. Bao bì cũng phải được trang trí chuẩn phong cách, thu hút thì mới thu hút được người mua.

4. Để giá tâm lý

Giá tâm lý thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm
Giá tâm lý thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

Hãy để giá 999.000 thay vì 1.000.000 đồng. Đó chính là đòn chí mạng bạn đánh vào tâm lý khách hàng. Ai cũng sẽ thích mua hàng rẻ dù chỉ 1.000 đồng. Có thể khi mua hàng bạn được trả lại bằng một chiếc kẹo cao su nhưng tâm lý của người mua vẫn là mua được hàng rẻ.

Thực tế thì mức giá này không hề hợp lý một chút nào. Nhưng chắc chắn khách hàng vẫn sẽ chọn mua sản phẩm doanh nghiệp nào rẻ hơn.

5. Giá hớt váng

Nếu bạn có những sản phẩm tiên phong ra mắt thị trường sớm nhất thì hãy đặt mức giá cao nhất rồi sau đó hạ thấp dần khi đối thủ cũng tung ra sản phẩm. Đó chính là phương thức hoạt động của chiến lược giá hớt váng.

Doanh nghiệp có thể thu được mức lợi nhuận cao từ những khách hàng đầu tiên. Và giảm giá để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Thậm chí giá sau này có thể bằng giá trị gốc của sản phẩm nhưng lợi nhuận trước đó doanh nghiệp có được đã đủ bù lại rồi.

6. Bán giá sản phẩm theo vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng là một yếu tố quyết định đến giá trị của sản phẩm. Vị trí địa lý này có thể là giữ các quốc gia với nhau. Hoặc đó cũng có thể là những vùng địa lý trong cùng một quốc gia.

Giá sản phẩm theo địa lý sẽ phụ thuộc vào những yếu tố: nguồn cung cấp nguyên liệu, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, chi phí vận chuyển, mức thuế áp của từng quốc gia, tỷ giá tiền tệ… Doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn cung cấp hàng hóa ở vùng như thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

Có thể thấy các chiến lược cạnh tranh về giá ở trên đều sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi thế khách biệt trong kinh doanh. Mỗi một thời điểm khác nhau, doanh nghiệp hãy vận dụng để giúp mình thu được lợi nhuận cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *