Đối thủ cạnh tranh trong marketing
KHÁC

Những điều doanh nghiệp cần biết về các loại đối thủ cạnh tranh trong marketing

Đánh bại được đối thủ cạnh tranh là mục tiêu lớn mà nhiều doanh nghiệp luôn cố gắng hết sức để đạt được. Muốn chiến thắng phải hiểu rõ được đối thủ vì mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh và yếu khác nhau và còn có những đơn vị không nên tấn công. Vì vậy, trang bị cho mình những hiểu biết đa dạng về các loại đối thủ cạnh tranh trong marketing là việc mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng và bài viết này sẽ giúp bạn điều đó.

Đối thủ cạnh tranh trong marketing
Đối thủ cạnh tranh trong marketing

Có những loại đối thủ cạnh tranh nào trong marketing?

Bên cạnh việc xác định những đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai, doanh nghiệp cần nhìn được ra các loại đối thủ cạnh tranh trong marketing khác trên các sự xem xét đa góc độ. Những loại đối thủ này được xác định dựa trên mức độ thay thế của sản phẩm, bao gồm những loại dưới đây:

Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu

Các doanh nghiệp khác được coi là đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu khi họ đưa ra các dịch vụ tương tự với cùng một mức giá và hướng tới các khách hàng giống như bên mình. Một ví dụ kinh điển chính là Coca-Cola và Pepsi, hai đối thủ không đội trời chung và từng có rất nhiều lần cạnh tranh đi vào lịch sử.

Đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành

Đây là những đối thủ sản xuất cùng một loại sản phẩm cũng như nhiều loại sản phẩm giống như bên bạn trong cùng một ngành. Với loại đối thủ này, bạn có thể nhìn thấy ví dụ là Suzuki và Honda với cùng loại sản phẩm là xe máy trong ngành giao thông vận tải.

Đối thủ cạnh tranh trong cùng 1 ngành
Đối thủ cạnh tranh trong cùng 1 ngành

Đối thủ cạnh tranh về công dụng

Ở một tầm rộng hơn nữa, doanh nghiệp sẽ thấy được những đối thủ cạnh tranh về công dụng với mình. Đó là những doanh nghiệp cung cấp cùng một loại dịch vụ. Có thể kể đến Youtube cùng với các trang mạng xã hội nhưng có phục vụ nhu cầu xem, thưởng thức video như Facebook, Instagram,..

Đối thủ cạnh tranh chung

Tập hợp các đối thủ cạnh tranh còn mở rộng thêm nữa khi doanh nghiệp cạnh tranh với tất cả những đối thủ đang phục vụ cùng một nhóm khách hàng, bất kể là dịch vụ gì. Với loại này, một công ty công nghệ cũng có thể là đối thủ của công ty nội thất, thời trang, thực phẩm,.. và những ngành phục vụ nhu cầu bền vững khác.

Làm sao để biết nên tấn công loại đối thủ nào?

Đối thủ thì có muôn vàn loại, nguồn lực và chiến lược của doanh nghiệp thì lại có hạn. Vì thế không phải đối thủ nào doanh nghiệp cũng nên tấn công. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nên tấn công những loại đối thủ sau đây:

  • Đối thủ yếu chống mạnh: Rõ ràng những đối thủ yếu thường bị đưa vào tầm ngắm vì không đòi hỏi nhiều nguồn lợi, thời gian.
  • Đối thủ xa chống gần: Đa số những doanh nghiệp có xu hướng nhìn rõ những đối thủ giống với họ nhất và tấn công.
  • Đối thủ tốt với xấu: Đây là chiến lược phân chia ra các đối thủ tốt và xấu để hỗ trợ đối thủ tốt, cùng chống lại đối thủ xấu.

Với việc phân chia đối thủ tốt hay xấu, nếu doanh nghiệp còn mông lung thì dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng 2 loại đối thủ này. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về các loại đối thủ cạnh tranh trong marketing.

Khi nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh?
Khi nào nên tấn công đối thủ cạnh tranh?

Các đặc điểm của đối thủ tốt

  • Áp dụng quy luật công nghiệp vào quá trình hoạt động.
  • Khả năng phát triển công nghiệp được xác thực rõ ràng.
  • Có giá cả hợp lý khi xét trong mối quan hệ với chi phí.
  • Chấp nhận sự phân chia lợi nhuận công bằng chung.
  • Có sự tác động để giảm được chi phí và tạo nên sự khác biệt.

Các đặc điểm của đối thủ xấu

  • Cố đẩy cổ phần đi thay vì thu vào.
  • Đầu tư không tương xứng với khả năng, nguồn lực.
  • Cố tình đảo lộn sự cân bằng của công nghiệp.

Doanh nghiệp khi đã có những hiểu biết sâu sắc về các loại đối thủ cạnh tranh trong marketing sẽ biết cách không chỉ chống lại được đối thủ mà còn được hưởng lợi từ lợi nhuận của đối thủ. Đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng là một thứ cần tấn công mà còn có thể hợp tác, hỗ trợ tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh và sự khéo léo của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *