chiến lược giá trong marketing
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Các chiến lược giá trong marketing hiệu quả, thúc đẩy doanh thu cao (phần 2)

Nhiều chiến lược giá trong marketing đã được nêu ra ở phần 1. Tiếp tục chủ đề đó, các chiến lược giá trong marketing hiệu quả, thúc đẩy doanh thu cao sẽ tiếp tục được đưa ra trong bài viết dưới đây. Các bạn đọc hãy tham khảo để có thêm hiểu biết

Chiến lược giá hớt vàng

chiến lược giá trong marketing
Chiến lược giá hớt vàng – hớt phần ngọn

Chiến lược này được thiết kế để giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh số cho hàng hóa và dịch vụ mới. Ban đầu, doanh nghiệp thường đặt ở mức giá cao và sau đó khi hàng hóa của đối thủ xuất hiện trên thị trường thì sẽ hạ giá xuống.
Các doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận trên những người sử dụng đầu tiên khi sử dụng chiến lược giá này. Việc đặt giá hớt vàng giúp doanh nghiệp bù được một khoản chi phí phát triển đồng thời nó còn tạo ra ảo ảnh về chất lượng, tính độc quyền cho mặt hàng của bạn khi được ra mắt lần đầu tiên trên thị trường.

Chiến lược giá tâm lý người mua

Chiến lược giá người mua không thể nào không nhắc tới trong các chiến lược giá trong marketing hiệu quả. Chiến lược giá tâm lý được coi là hình thức “ảo thuật”, nó đánh vào mặt tâm lý, cảm xúc của khách hàng hơn là mặt logic.

Chẳng hạn thay vì khi bán một chiếc điện thoại với giá 3.000.000 đồng, bạn nên bán với giá 2.990.000 đồng. Việc thiết lập giá này sẽ giúp bạn thấy được hiệu quả thu hút khách hàng ngay. Lý giải cho hiệu quả này là do tâm lý của khách hàng. Nhiều người sẽ dựa vào con số đầu tiên để quyết định mua hàng mặc dù họ biết hai giá này không khác nhau là mấy.

Như vậy, mục tiêu của chiến lược giá tâm lý này là tạo ra một ảo ảnh về giá cả cho khách hàng làm tăng nhu cầu mua hàng.

Chiến lược giá theo vị trí địa lý

Ở các vị trí địa lý khác nhau, mức giá sản phẩm của cùng công ty có sự khác nhau. Tại sao lại có sự khác nhau đấy? Bạn có thể hiểu bằng một số lý do như: sự khan hiếm của sản phẩm, nguyên liệu sản phẩm, chi phí vận chuyển sản phẩm, thuế ở các quốc gia khác nhau, sự khác biệt trong tỷ giá tiền tệ cho sản phẩm,…

Một ví dụ về chiến lược giá theo vị trí địa lý giúp bạn hiểu rõ hơn như: một loại mặt hàng, sản phẩm nào đó không có sẵn hoặc không thể sản xuất ra được ở một quốc gia mà quốc gia đó phải nhập khẩu ở quốc gia khác. Chắc chắn, giá của những vật phẩm nhập khẩu đó phải cao hơn giá trong nước của họ.

Chiến lược giá theo gói

Để thực hiện chiến lược giá này, doanh nghiệp cần phải đưa ra giá sản phẩm ưu đãi khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Việc định giá theo gói khiến khách hàng cảm giác được nhận rất nhiều lợi ích. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn thanh lý được những hàng tồn kho.

Bạn có thể bắt gặp một ví dụ điển hình áp dụng chiến thuật giá theo gói này ở các phần ăn combo tại các cửa hàng fast food như kfc, mc donal,… Hay có thể bắt gặp ở những trường hợp đi mua xà phòng gói lớn sẽ được tặng kèm chậu hay giỏ đựng quần áo.

chiến lược giá trong marketing
Bán hàng theo combo – chiến lược giá hoàn hảo.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến doanh thu của mình lãi hay lỗ bao nhiêu cho những chi trả cho chiến lược giá này, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết.

Chiến lược giá sản phẩm theo cho những chương trình khuyến mãi

Chiến lược giá khuyến mãi, hiệu quả không thể phủ nhận.

Chiến lược giá theo chương trình khuyến mãi khá là phổ biến, có thể tìm thấy ở mọi nơi. Có các khuyến mãi như: ưu đãi giảm giá, phiếu thưởng, phiếu mua hàng,…Chiến lược giá khuyến mãi này là chiến lược cũ những không thể phủ nhận được hiệu quả mà nó đem lại. Nó khiến người dùng cân nhắc việc mua sản phẩm, dịch vụ cho ưu đãi mà họ được nhận.

Các chiến lược giá trong marketing có vai trò quan trọng quyết định đến doanh thu của cả doanh nghiệp. Hãy cân nhắc lựa chọn cho công ty chiến lược giá phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *