Sự khác biệt thì luôn được chú ý
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không áp dụng

Không phải tự dưng marketing lại là một trong những công việc luôn cần một nguồn nhân lực lớn và có mức thu nhập rất cao, đòi hỏi những marketer phải liên tục trau dồi kĩ năng. Bởi marketing chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn trong kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp
Chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp

Tại sao marketing lại quan trọng?

Marketing được hiểu là tất cả những hoạt động dính dáng đến quảng bá, tiếp cận và duy trì khách hàng. Đây là những hoạt động rất quan trọng với doanh nghiệp, vì thế mà mỗi doanh nghiệp đều cần có một bộ phận marketing mạnh.

Các chiến lược marketing giúp tận dụng tối đa lợi thế của doanh nghiệp để quảng bá rộng rãi, tiếp cận khách hàng giữa thời đại Internet, truyền thông phát triển mạnh mẽ. Khi đó, chắc chắn lượng khách hàng tăng, doanh thu tăng và đó là điều kiện để doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Khách hàng tăng cao sẽ khẳng định được thương hiệu của doanh nghiệp. Đó chính là tầm quan trọng của marketing.

Các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp

Nói về chuyên gia trong chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta nói đến Michael Porter. Ông chính là người phân loại ra các loại đối thủ cạnh tranh dựa trên mức độ thay thế của sản phẩm. Ông phân chia chiến lược marketing cạnh tranh thành các loại sau: Sự khác biệt, giảm chi phí, tập trung vào sự khác biệt và tập trung vào chi phí. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt về các loại chiến lược này.

Chiến lược sự khác biệt

Sự khác biệt thì luôn được chú ý
Sự khác biệt thì luôn được chú ý

Chiến lược này giúp giành được cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh với các đối thủ bằng cách tạo ra các sản phẩm độc đáo, khác biệt tương tự các sản phẩm đã có bên đối thủ. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể xây dựng các kế hoạch tiếp thị độc đáo cho sản phẩm có sẵn bên bạn.

Sự khác biệt này sẽ đồng nghĩa với việc chi phí bỏ ra nhiều hơn cho việc tập trung nghiên cứu, sáng tạo và phát triển những thứ mới. Như vậy tất nhiên các doanh nghiệp nhỏ sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Chiến lược sự khác biệt này có thể nâng tầm giá trị thương hiệu và sản phẩm của bạn nếu thành công.

Chiến lược giảm chi phí

Dễ hiểu hơn chiến lược trên, với chiến lược giảm chi phí, doanh nghiệp có mục tiêu là trở thành nhà sản xuất/ cung cấp với chi phí thấp hơn đối thủ của bạn. Có 2 cách để đạt được mục tiêu đó: giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.

Bạn nên lựa chọn nguyên liệu để thực hiện giảm chi phí thay vì nhân công. Bởi doanh nghiệp cần có nhân công tay nghề tốt để sản xuất hàng hóa có giá trị từ nguyên liệu thô, điều đó có thể tăng được doanh thu. Trong các thị trường mà sự cạnh tranh giá cả được ưu tiên hàng đầu thì chiến lược này đặc biệt có hiệu quả.

Chiến lược tập trung vào chi phí

Chiến lược cạnh tranh có thể tạo ra sự bứt phá với đối thủ
Làm chủ được chi phí sẽ thắng thế trong chiến lược marketing tập trung vào chi phí

Khi việc tiếp thị đến một nhóm khách hàng không đạt hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ nhắm tới chiến lược tập trung. Cả 2 chiến lược tập trung vào chi phí và sự khác biệt đều tiếp thị dịch vụ của mình vào phân khúc khách hàng được xem là có hiệu quả nhất.

Mục tiêu của doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược tập trung vào chi phí là tấn công trực tiếp vào chi phí với một phân khúc khách hàng hợp lí. Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn sẽ hướng tới mở cửa hàng bán đồ rẻ nhất ở một thị trấn, thành phố,..

Chiến lược tập trung vào sự khác biệt

Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu những nhu cầu đặc biệt của khách hàng trong một số nhóm cụ thể và cố gắng nắm độc quyền trong một số dịch vụ nào đó. Một ví dụ là: Doanh nghiệp của bạn có thể sản xuất thuốc nhuộm cho ai muốn nhuộm …. bộ lông tay của mình chẳng hạn.

Các chiến lược marketing luôn cần được chú trọng và nghiên cứu một cách cẩn thận trên mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Marketing sẽ đem lại những bước tiến dài hay sự tụt dốc nhanh chóng là tùy vào cách áp dụng chiến lược của doanh nghiệp đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *