CHIẾN LƯỢC MARKETING

Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho từng loại hình doanh nghiệp

Với những doanh nghiệp/công ty hoạt động trong các lĩnh vực mà khách hàng có hàng ngàn sự lựa chọn, cường độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn. Lúc này, thiết lập nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh phù hợp, đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thương trường đầy sóng gió.

Chiến lược chi phí thấp – một trong những nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh

Chiến lược chi phí thấp rất quen thuộc với hầu hết mọi doanh nghiệp, công ty và là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh.

chiến lược cạnh tranh
Chiến lược chi phí thấp luôn mang lại hiệu quả cao

Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp (Cost Leadership Strategy) là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung vào khâu giảm chi phí sản xuất xuống mức tối đa nhất có thể. Mục đích chính của chiến lược này là đạt lợi thế về chi phí so với đối thủ cạnh tranh, đưa ra mức giá thấp hơn, từ đó chiếm lĩnh thị phần và tăng mức doanh thu khi bán với giá thị trường.

Áp dụng chiến lược chi phí thấp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ qua những phân đoạn thị trường nhỏ hẹp và hướng đến một thị trường tổng thể. Trong thị trường này, lượng cầu đủ lớn tương ứng với nguồn cung của doanh nghiệp thì mới giảm được chi phí. Theo chiều hướng ngược lại, nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu trên những phân đoạn thị trường khác nhau thì chi phí sẽ tăng chứ không phải giảm.

Chiến lược này cũng mang lại cho doanh nghiệp cơ hội để phát triển những năng lực riêng biệt cho phép công ty tăng doanh thu và giảm đáng kể chi phí sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh như có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng lợi nhuận thu về vẫn bằng họ. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có khả năng chịu đựng sự cạnh tranh tốt hơn về giá cả so với các đối thủ khác trên thị trường.

Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho từng loại doanh nghiệp

Xây dựng nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng xuyên suốt hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau cần chọn cho mình chiến lược cạnh tranh phù hợp để đạt hiệu quả  kinh doanh cao nhất.

Những doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường: Tùy vào mục tiêu tăng trưởng nhanh hay ổn định mà doanh nghiệp đưa ra, có thể lựa chọn các chiến lược chủ yếu sau:

– Chiến lược đổi mới: Sản xuất và phát triển các loại sản phẩm/ dịch vụ/ cách thức phân phối mới để duy trì vị thế đầu ngành.

– Chiến lược củng cố: giữ vững mức giá cũ nhưng áp dụng cho các sản phẩm với quy mô/hình thức/mẫu mã mới.

– Chiến lược đối đầu: cạnh tranh trực tiếp với đối thủ thông qua giá cả, khuyến mãi, đại lý.

chiến lược cạnh tranh
Chiến lược đối đầu thường được các doanh nghiệp dẫn đầu lựa chọn

– Chiến lược quấy nhiễu: Tác động tiêu cực tới người cung ứng hoặc khách hàng của đối thủ để giảm uy tín và vị thế của đối thủ cạnh tranh.

Những doanh nghiệp thách thức : là doanh nghiệp lớn nhưng không đứng đầu thị trường.Những doanh nghiệp này cần đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh để giành thị phần nên chiến lược đưa ra là giữ được mức giá thấp hơn đối thủ bằng cách theo đuổi chi phí thấp, đổi mới hoặc kích cầu sản phẩm, cải thiện chất lượng dịch vụ/ sản phẩm, tăng cường quảng cáo và khuyến mại…

Những doanh nghiệp theo sau: Giữ vị trí trung bình trên thị trường kinh doanh và không cạnh tranh với những doanh nghiệp đứng đầu.  Để đạt được sự thành công, doanh nghiệp cần chú trọng các khâu marketing có thể đem lai lợi nhuận mà không gây ra sự cạnh tranh dữ dội của đối thủ.

chiến lược cạnh tranh
Tập trung vào marketing là chiến lược hiệu quả của những doanh nghiệp theo sau

Các doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường: Chưa xác định được vị thế an toàn của mình trên thị trường và vẫn đang tìm cách khai thác các vị trí mà doanh nghiệp lớn bỏ qua. Chiến lược tập trung phát triển vào việc chuyên môn hóa theo nhu cầu, đặc điểm khách hàng, vị trí địa lý hay chất lượng sản phẩm…cần được ưu tiên.

Việc tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình trước đó. Mỗi doanh nghiệp cần có sự sáng tạo, đổi mới, thay đổi linh hoạt theo bối cảnh thị trường để có thể khẳng định vị thế của mình trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *