kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp
TIN TỨC

Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Trong các doanh nghiệp kinh doanh, nhà quản trị cần tự nâng cao kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp cho mình để có thể tồn tại, phát triển và gia tăng về năng lực cạnh tranh.

Quản lý doanh nghiệp và một số khái niệm liên quan

Hoạt động quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng được quản lý một cách liên tục, có tổ chức nhằm liên kết các thành viên cùng hướng đến mục đích chung. Nếu thực hiện tốt công tác này thì mọi tiềm năng và cơ hội sẽ được nắm bắt để đưa hiệu quả kinh doanh lên cao nhất theo đúng luật định và thông lệ xã hội.

Quản lý doanh nhiệp là gì? Đó là quá trình thực hiện các công việc như quản trị, tổ chức, lên kế hoạch công việc, theo dõi và giám sát việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, quản lý là quá trình nhà quản trị làm việc cùng với các cá nhân, nhóm và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ bản như thiết bị, máy móc, vốn, công nghệ…nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Người quản lý doanh nghiệp thường có kiến thức chuyên môn và vốn hiểu biết rộng về các quy luật kinh tế, kinh doanh, thị trường, xã hội…và vận dụng chúng trong quá trình điều hành, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tránh việc áp dụng một cách quá cứng nhắc mà phải linh hoạt ứng biến với những tình huống phát sinh. Đồng thời là người truyền lửa và kết nối các thành viên để tạo thành một tập thể hoạt động có hiệu quả.

kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp
Nhà quản lý giàu kinh nghiệm sẽ biết cách truyền lửa và nhiệt huyết cho nhân viên của mình

Vậy công việc chính của người quản lý là gì ?
– Hoạch định chiến lược: Xác định các mục tiêu, những việc cần làm và lên kế hoạch hành động.
– Tổ chức bố trí nhân lực và sử dụng tối ưu các nguồn lực đưa ra để thực hiện dự án.
– Lãnh đạo, kiểm tra và động viên nhân viên làm việc hiệu quả.
– Huấn luyện đào tạo nhân lực: Một trong những phần việc quan trọng của người quản lý là đào tạo nhân viên cấp dưới về mặt kỹ năng chuyên môn, nâng cao tiềm năng nhân lực để phục vụ cho mục đích phát triển doanh nghiệp.

Ngoài những yêu cầu trên, nhà quản lý giỏi cần tận dụng những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của mình trong việc lập kế hoạch, trao quyền, tuyển chọn nhân tài…để tạo nên sự thành công và những bước đột phá mới cho tổ chức của mình.

Những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp cơ bản nhà quản trị cần nắm vững

Khả năng đánh giá năng lực của nhân viên:

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng một nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có. Đánh giá năng lực nhân viên cũng đòi hỏi kinh nghiệm nhất định từ nhà quản lý để đưa ra được những nhận xét khách quan không cảm tính. Chỉ khi đánh giá đúng năng lực, những điểm mạnh yếu khác nhau của nhân viên thì mới có thể phân công công việc hiệu quả và cho nhân viên thấy mình được tôn trọng. Từ đó mới cống hiến toàn tâm toàn lực cho doanh nghiệp.

Nhà quản trị giỏi là người có kinh nghiệm trong việc đánh giá năng lực nhân viên

Lắng nghe

Biết cách lắng nghe là một trong những kỹ năng – kinh nghiệm cần nhà quản lý không ngừng trau dồi. Có những ý kiến, kế hoạch mà nhà quản trị không thể phân tích ngay lúc đó. Có thể là do nhân viên trình bày chưa đủ rõ ràng hoặc ý tưởng còn khá mới mẻ. Lúc này, việc người quản lý cần làm là không vội bác bỏ đề xuất của nhân viên mà hay lắng nghe kĩ càng ý tưởng hay những vấn đề của họ để có thể thu nhận thêm thông tin. Người quản trị giỏi là người luôn biết lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của nhân viên và đưa ra những quyết định đúng đắn, khách quan.

 Kinh nghiệm trong giải quyết các rủi ro

Trong thương trường bão táp và cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những cơ hội thì luôn tiềm ẩn các nguy cơ không thể lường trước được. Chính vì vậy, nhà quản trị cần có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh bằng sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của mình khi rủi ro bất ngờ ập tới. Khi đứng trước các tình huống, cần có sự bình tĩnh và cái đầu lạnh để suy xét nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu.

Để giải quyết các rủi ro phát sinh cũng yêu cầu kinh nghiệm của nhà quản trị

Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh:

Chủ doanh nghiệp cần biết cách tạo ra những tiêu chí cạnh tranh lành mạnh trong công việc. Điều này sẽ giúp nhân viên có thêm động lực và nhiệt huyết hơn. Tuy nhiên, cần cạnh tranh dựa trên nguyên tắc công bằng và không khốc liệt. Một nhà quản trị có kinh nghiệm sẽ biến môi trường công sở trở thành một sân chơi hữu ích cho mọi người phát triển bản thân và hướng đến sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp.
Có rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp người quản lý cần không ngừng trau dồi để nâng cao năng lực quản trị của bản thân. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để có thể dẫn dắt doanh nghiệp từng bước đi đến sự thành công theo định hướng kinh doanh đã chọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *