Chiến lược tạo ra tổng chi phí thấp sẽ tập trung vào giá.
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Các chiến lược cạnh tranh tổng quát – điều doanh nghiệp nào cũng cần biết

Khi các doanh nghiệp muốn duy trì vị thế trên thương trường, họ luôn cần nghiên cứu các chiến lược cạnh tranh tốt, có tính khả thi và phù hợp với hoạt động kinh doanh. Trước khi áp dụng chuyên sâu các chính sách, chương trình cụ thể thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược tổng quát. Vậy các chiến lược cạnh tranh tổng quát hiện nay là gì?

Chiến lược tạo ra tổng chi phí thấp

Chiến lược tạo ra tổng chi phí thấp sẽ tập trung vào giá.
Chiến lược tạo ra tổng chi phí thấp sẽ tập trung vào giá.

Đầu tiên, trong các chiến lược cạnh tranh tổng quát, cần kể đến chiến lược về chi phí. Chiến lược này dựa trên sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả của các doanh nghiệp. Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phải có nhiều chính sách để tạo ra và duy trì được tổng chi phí thấp nhất trong các đối thủ cùng ngành (khác hoàn toàn với bán phá giá).

Các doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược này là những doanh nghiệp có thị trường kinh doanh rộng. Khi dùng yếu tố chính là giá cả để cạnh tranh thì có thể áp dụng được cả với những thị trường đặc thù. Giá sẽ được đặt ở mức cực kì hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo được đẳng cấp thương hiệu và hướng tới mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Đối với chiến lược này, khi quy mô thị trường được mở rộng thì giá sẽ giảm chứ không giảm một cách đều đặn. Đây chính là một số đặc điểm của chiến lược cạnh tranh tạo ra tổng chi phí thấp.

Ưu điểm

Đem lại mức lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Mức lợi nhuận trên trung bình sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể trụ vững và mở rộng được quy mô.

Tạo ra một rào chắn chống gia nhập chắc chắn, bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự đe dọa của các sản phẩm thay thế.

Khi có sự ép buộc tăng giá từ nhà cung cấp, phân phối thì doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh.

Nhược điểm/rủi ro

Rất khó để duy trì được mức giá cạnh tranh với các đối thủ về lâu dài khi luôn phải có nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ,…

Vì quá tập trung đến các chi phí tổn hại nên ít khi áp dụng được những sự thay đổi trong sản phẩm và marketing, không đáp ứng được nhanh nhất sự thay đổi của thị trường.

Ảnh cacchieluoccanhtranhtongquat3: Marketing dễ bị bỏ qua khi áp dụng chiến lược này.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Sự khác biệt là điều mà chiến lược này cần tạo ra.

Sự khác biệt, đặc biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ chính là điều mà chiến lược này hướng tới. Sự khác biệt này đến từ nhiều yếu tố như hình ảnh thương hiệu, hệ thống phân phối, tính năng, độ bền,.. của sản phẩm và phải hấp dẫn được khách hàng.

Khi các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này, họ sẽ phải tập trung để tạo ra một ấn tượng rõ ràng đối với dịch vụ được họ lựa chọn để chuyên biệt hóa để giữ vững được lợi thế của mình. Giá cả sẽ hạn chế được cạnh tranh và chỉ cạnh tranh với các đối thủ có đẳng cấp tương đương. Công nghệ sẽ được sử dụng như là một lợi thế trong chiến lược này.

Trong các chiến lược cạnh tranh tổng quát, chiến lược này sẽ giải quyết được 5 yếu tố cạnh tranh nếu được áp dụng một cách có hiệu quả. Vì thế đây là điều nhiều doanh nghiệp nhắm tới.

Ưu điểm

Có được sự trung thành từ các khách hàng – không bị ảnh hưởng nhiều trong đối đầu, cạnh tranh.

Doanh nghiệp đã chuyên biệt hóa có thể áp dụng mức giá cao hơn, tránh được việc bị buộc giảm giá.

Tạo được rào chắn gia nhập.

Nhược điểm/ rủi ro

Sự khác biệt mà công ty tạo ra có thể bị ăn theo sau một thời gian.

Sự khác biệt quá lớn sẽ làm khách hàng không còn mặn mà với sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ chấp nhận đầu tư cho những sản phẩm, dịch vụ khác tuy không có tính đặc trưng hóa nhưng tiết kiệm được tiền.

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung phục vụ tốt một nhóm khách hàng cụ thể
Chiến lược tập trung phục vụ tốt một nhóm khách hàng cụ thể

Đây là chiến lược hướng tới những mục tiêu nhỏ, tập trung phục vụ tốt nhất mục tiêu ấy: có thể là một nhóm khách hàng, một phân khúc sản phẩm, phân khúc thị trường, vị trí cụ thể,..

Có 2 hướng lớn mà doanh nghiệp có thể hướng đến:
Trọng tâm hóa sản phẩm- khách hàng: sản phẩm phải được xây dựng dựa trên một nhóm khách hàng.

Trọng tâm hóa khách hàng- sản phẩm: Khách hàng sẽ nhìn vào sản phẩm như một khuôn mẫu, lý tưởng.

Ưu điểm

Những đối thủ còn yếu sẽ không còn đáng lo ngại, sự ảnh hưởng từ các dịch vụ thay thế giảm.

Đây là chiến lược duy nhất trong các chiến lược cạnh tranh tổng quát có thể đạt được cả mục tiêu 2 chiến lược còn lại.

Có được những mối khách hàng bền vững.

Nhược điểm/rủi ro

Bị phụ thuộc vào chính khoảng hẹp mà doanh nghiệp hướng đến.

Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng sẽ là rủi ro lớn.

Mối đe dọa đến từ các doanh nghiệp sử dụng 2 chiến lược còn lại trên thị trường rộng.

Trên đây là các chiến lược cạnh tranh tổng quát, nền tảng để xây dựng các chiến lược chi tiết, cụ thể hơn cho các doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm bắt và vạch định các chiến lược cho doanh nghiệp của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *