KHÁC

Các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo từ A – Z cho doanh nghiệp

Kinh doanh mà không có kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
chưa xác định được hướng đi cho mình và chắc chắn sẽ gặp thất bại. Vì vậy, tìm
hiểu các bước lập kế hoạch kinh doanh là việc làm cần thiết khi một doanh
nghiệp bắt đầu hoặc muốn phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.

Những điều cần biết về lập kế hoạch kinh doanh

Muốn xác định được các bước lập kế hoạch kinh doanh, cần hiểu “kế hoạch kinh doanh là gì?”. Kế hoạch kinh doanh là bản tài liệu bằng văn bản mô tả các hoạt động, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ứng với một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện được các nội dung cơ bản như chiến lược bán hàng, tiếp thị, marketing, chiến lược tài chính…Đây được coi như một tấm bản đồ chỉ rõ đường đi nước bước cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải cụ thể và rõ ràng.

Vậy, tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh? Có rất nhiều lý do cho câu hỏi này.

  • Giúp thu hút các nhà đầu tư quan tâm và hợp tác với các dự án của doanh nghiệp.
    Chỉ khi có kế hoạch rõ ràng thì doanh nghiệp mới đảm bảo về khả năng thành công
    của dự án kinh doanh.
  • Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp định hình được hướng đi, dễ dàng trong
    việc quản lý và đánh giá chính xác mức độ khả thi của kế hoạch.
  • Trong bản kế hoạch bao gồm cả nội dung phân tích thị trường để định hướng
    kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp có thể xem xét và khảo sát thị trường một cách
    đầy đủ và chính xác nhất.
  • Về mặt chi phí, bản kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được khoản chi phí cần
    thiết bỏ ra cho mỗi hoạt động. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro và hao hụt tài chính.
  • Nhờ bản kế hoạch, nhà quản trị có thể giám sát chặt chẽ, sát sao và hiệu quả các
    hoạt động chung. So sánh và đối chiếu tiến độ triển khai công việc thực tế so với
    mục tiêu đã đưa ra.
  • Các ý tưởng độc đáo cũng sẽ được sáng tạo nhằm triển khai hoạt động kinh
    doanh và thu về kết quả tốt nhất. Đây là điều mà các hình thức kinh doanh vội
    vàng, không lên kế hoạch không thể có được.

>>> Đọc thêm: Ma trận BCG là gì

Các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ gồm 9 bước:


Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo: Là bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Ý tưởng kinh doanh cần đặc biệt, không “đụng hàng” và có tính khả thi. Sự độc đáo trong ý tưởng sẽ quyết định đến 50% tỷ lệ thành công của kế hoạch.

Bước 2: Đưa ra mục tiêu kinh doanh: Liệt kê những mục tiêu và thành quả cần đạt được để lập kế hoạch chi tiết, chính xác hơn.


Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường: Là bước cực kỳ quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh. Chỉ khi hiểu được thị trường mà mình đang nhắm tới, các khách hàng mục tiêu và tình hình của đối thủ, doanh nghiệp mới có cơ sở để định hướng kinh doanh và đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn.


Bước 4: Lập biểu đồ SWOT: Giúp doanh nghiệp phân tích những điểm mạnh, yếu, những thách thức cũng như cơ hội mình có. Như vậy mới mong việc lập kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả, không bị sa lầy vào những ý tưởng viển vông.

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: là sự sắp xếp, phân chia hợp lý, phân công phối hợp giữa các bộ phận để tạo ra hiệu quả hoạt động tốt nhất. Vì vậy, hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình.


Bước 6: Lập kế hoạch marketing: Đừng quên các chiến dịch quảng bá, truyền
thông thương hiệu vì nó quyết định đến khả năng tiếp cận khách hàng, ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận thu được.


Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự: Mở rộng kinh doanh cũng đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp sẽ gia tăng về mặt nhân sự. Do đó, cần có một hệ thống chuyên
môn giúp doanh nghiệp đảm bảo về việc quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển
các kĩ năng cho nhân viên.

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính: là kế hoạch phân bổ dòng tiền, các chi phí
cần bỏ ra, thu về…nếu không muốn rơi vào tình trạng thua lỗ ngay khi mới hoạt
động.


Bước 9: Kế hoạch thực hiện: Khi đã chuẩn bị xong về mọi thứ, cần phải vạch ra kế
hoạch triển khai cụ thể, đảm bảo mọi việc diễn ra theo đúng quỹ đạo đã đưa ra và
cần có biện pháp dự trù các thay đổi.

Các bước lập kế hoạch kinh doanh không đảm bảo 100% cho sự thành công
nhưng nó là tiền đề quan trọng để có thể đạt được thành công cho doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hướng đi, cách thức sinh lời
và các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn/ dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra.

Tin bài liên quan cùng chuyên mục: Thủ Tục Mở Công Ty Và Những Bổ Sung Mới Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *