TIN TỨC

Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả

Ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến với số vốn, lượng lao động và mức doanh thu thuộc quy mô vừa phải. Vấn đề quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt, đạt hiệu quả luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm vì đây cũng không phải là một công việc dễ dàng.

Các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường được chia thành 3 loại:
– Doanh nghiệp siêu nhỏ
– Doanh nghiệp nhỏ
– Doanh nghiệp vừa

Dù là ở loại nào thì chắc chắn trong quá trình hoạt động cũng phát sinh những vấn đề không mong muốn. Các vấn đề thường gặp trong quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:

– Vấn đề chiến lược phát triển: Đây là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp/ công ty. Đa phần có nguyên nhân từ việc chưa tự mình đánh giá được tình hình thực tiễn của doanh nghiệp như điểm mạnh yếu trong việc sử dụng và quản trị các nguồn lực; những cơ hội – nguy cơ tiềm ẩn trên thị trường; chưa đánh giá, cập nhật thường xuyên xu hướng thị trường và các thông tin về đối thủ cạnh tranh nên không xác định được mục tiêu và hướng đi phù hợp cho mình.

Cần xác định rõ những mục tiêu và định hướng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp

– Thiếu kỹ năng về quản trị doanh nghiệp: Vấn đề này nằm ở bản thân nhà quản trị. Do khả năng dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp kém dẫn đến quá trình vận hành hoạt động doanh nghiệp không đạt hiệu quả.

– Trục trặc trong kế hoạch về nhân sự: Chưa phân biệt được giữa quản trị nhân sự và quản lý nguồn nhân lực. Những công việc liên quan đến nguồn nhân lực như đào tạo kỹ năng chuyên môn, phân bổ nguồn nhân lực, tạo động lực cho nhân viên chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến hiệu quả và hiệu suất công việc bị tụt dốc thê thảm.

– Vấn đề kế toán tài chính: Rất phổ biến tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do nhà quản trị chưa chú trọng đến kiểm soát tài chính qua từng thời kì, từ đó xảy ra tình trạng thâm hụt, tổn thất lớn về nguồn tiền dẫn đến phá sản.

– Marketing: Với thời đại truyền thông bùng nổ như hiện nay, các doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề marketing hoặc phát triển thương hiệu, không thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả chắc chắn sẽ bị tụt lại phía sau.

Cần chú trọng đến vấn đề marketing để không bị tụt lại phía sau

– Ngại thay đổi: Là tâm lý chung của nhiều nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ mắc phải. Tâm lý này kéo theo sự thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý.

Với các vấn đề trên, chủ doanh nghiệp cần thay đổi cách quản lý và tư duy để có thể tiến hành hiệu quả việc quản trị doanh nghiệp của mình.

Khắc phục các vấn đề thường gặp trong quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách nào?

Lên chiến lược hiệu quả:

Cần chú trọng và đẩy mạnh các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình và xu hướng chung của thị trường mới mong đạt được kết quả. Điều chỉnh các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp cần hướng đến các đối tượng khách hàng. Không một doanh nghiệp nào đi lên mà không có chiến lược đúng đắn và rõ ràng. Đa số các doanh nghiệp thành công là nhờ đầu tư vào các chiến lược quan trọng. Tuy việc xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược không hề đơn giản, nhưng rõ ràng đây là việc cần phải làm vì liên quan đến vấn đề mục tiêu và định hướng. Nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng không biết đi đâu và làm gì.

Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề tài chính:

Là vấn đề cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp. Nếu tài chính gặp trục trặc dẫn đến sự mất cân bằng trong vấn đề dòng tiền, thâm hụt tài chính không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài thì rất có thể công ty đó sẽ bị phá sản vì thua lỗ. Do đó, cần làm tốt công tác quản trị nguồn tài chính để giúp nguồn vốn được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và hiệu quả.

Chú trọng quản trị nhân sự:

Nhân sự trong doanh nghiệp chính là những người ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể hoạt động hiệu quả, nhà quản trị phải biết cách tận dụng tối đa nguôn nhân lực quý giá này. Trước hết, phân tích và chỉ ra những điểm mạnh và yếu trong thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp bố trí nhân lực tùy thuộc vào năng lực, trình độ của nhân viên. Cần chú trọng đến lợi ích của họ và hình thành cơ chế lương thưởng, đãi ngộ tương xứng với công sức nhân viên đã bỏ ra và hiệu quả thu về.

Quản trị nhân sự đóng vai trò cốt yếu đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Chỉ khi nắm bắt được các vấn đề cốt lõi trong việc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhà quản trị mới có thể giải quyết các rắc rối và vận hành trơn tru bộ máy hoạt động. Do vậy, mỗi nhà quản lý cần tự nâng cao năng lực của bản thân để trở thành nhà lãnh đạo tài ba dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn và bão táp thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *