cách quản lý chi nhánh
CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Tầm quan trọng của cách quản lý chi nhánh để phát triển đơn vị

Trong vòng đời phát triển của mọi doanh nghiệp, mở thêm nhiều chi nhánh gần như đã trở thành một xu hướng tất yếu. Vấn đề quan trọng đặt ra chính là làm sao để giải quyết tất cả mọi khó khăn, rắc rối trong quá trình diễn ra hoạt động? Hãy cùng chúng tôi đi tìm cách quản lý chi nhánh ngay trong phần chia sẻ sau đây!

Quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là một trong những cách quản lý chi nhánh mà chúng ta rất cần phải nắm bắt đầu tiên. Tuy nhiên, không cần phải thật thông thạo về chuyên môn tài chính, thay vào đó chỉ cần quản lý được những chỉ số căn bản về lãi lỗ, tài sản – hiệu quả đầu tư và dòng tiền.

cách quản lý chi nhánh
Quản trị tài chính doanh nghiệp là cách thức quản lý hoạt động của chi nhánh đầu tiên mà bất kể manager nào cũng cần phải tìm hiểu

Bộ chỉ số thứ nhất về lãi lỗ

Bao gồm có doanh số, giá vốn hàng bán, lãi gộp, các loại chi phí trong kinh doanh, lãi gộp trên doanh số, lãi ròng trên doanh số,… Trong cách quản lý chi nhánh, tất cả những chỉ số này thường được tính cho từng chi nhánh và từng loại mặt hàng.

Bộ chỉ số thứ 2 về tài sản – hiệu quả đầu tư

Bao gồm có tồn kho, các khoản công nợ của những khách hàng quen biết, tài sản cố định đầu tư nhà xưởng, máy móc, công cụ, dụng cụ tổng tài sản đầu tư, chỉ số tổng doanh số trên tài sản,… Tất cả những yếu tố này sẽ giúp người đứng đầu xác định được một đồng tài sản sẽ sinh ra bao nhiêu đồng doanh số.

Bộ chỉ số thứ 3 về dòng tiền

Để trả lời cho câu hỏi quản lý chi nhánh như thế nào, bộ chỉ số thứ 3 sẽ giúp chúng ta thất thoát được tài sản, đặc biệt là đối với những người đứng đầu quan tâm đến dòng tiền. Họ sẽ biết rõ mình đang nợ ai và ai còn nợ mình, ngay cả đối với những khách đã nhận hàng mà chưa thanh toán. Tất cả những báo cáo đó sẽ vẽ nên bức tranh toàn cảnh về quá trình kinh doanh và nguồn lợi nhuận của mọi doanh nghiệp thông qua nhiều phần mềm quản trị tài chính.

Quản lý nhân viên kinh doanh và đại lý

Cách quản lý chi nhánh khi đã bắt đầu mở rộng ra với quy mô rộng lớn hơn luôn luôn đi kèm với vấn đề quản lý nhân viên kinh doanh và đại lý. Để quản lý chuỗi nhà hàng, cách quản lý nhiều cửa hàng hay xây dựng mô hình quản lý chuỗi nhà hàng, hệ thống quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đồng bộ hệ thống tất cả mọi chuỗi chi nhánh.

Quá trình thiết lập hệ thống thông tin chung thông qua những phần mềm quản trị doanh nghiệp đã giúp cho sự tương tác diễn ra hiệu quả hơn, khoa học hơn và tiết kiệm được thời gian hơn rất nhiều.

Quá trình thiết lập thông tin chung để quản lý hệ thống các đại lý, chi nhánh, sale sẽ gọn nhẹ và hiệu quả hơn rất nhiều

Quản lý hàng hóa hay còn gọi là quản lý hệ thống bán lẻ

Cách quản lý hệ thống bán lẻ không chỉ nằm ở quản trị tài chính doanh nghiệp và quản lý nhân viên kinh doanh và đại lý mà còn nằm ở khâu quản lý hàng hóa. Cách quản lý này sẽ tránh khỏi tình trạng thất thoát kho và kiểm soát hàng hóa kịp thời.

Hiện nay, quản lý hàng hóa thường được thực hiện trên những phần mềm quản trị. Chúng có khả năng quản lý hàng tồn kho ở tại nhiều địa điểm khác nhau đồng thời kiểm soát được số lượng hàng hóa ở tất cả mọi địa điểm trong cùng một thời gian.

Quản lý khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh, thông tin của khách hàng chính là nguồn tài sản quý giá nhất đối với mọi doanh nghiệp. Trong cách quản lý chi nhánh, người đứng đầu sẽ sử dụng một công cụ quản lý thông minh. Chúng sẽ thay thế các nhân viên kinh doanh nắm giữ thông tin của khách hàng một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Như đã nói ở trên, quy mô lớn mạnh của một công ty, doanh nghiệp được phản ánh qua hệ thống các chi nhánh. Và để mỗi chi nhánh hoạt động chất lượng, đóng góp vào sự lớn mạnh đó của công ty thì cần tới chất lượngviệc điều hành, quản lý chi nhánh.

cách quản lý chi nhánh
Khách hàng chính là nguồn tài sản quý giá nhất đối với mọi doanh nghiệp

Cách quản lý chi nhánh thật sự cần đến rất nhiều chất xám của người thủ lĩnh. Để giải quyết tất cả mọi khó khăn, rắc rối một cách kịp thời và tốt nhất, sự hợp tác giữa tất cả các bộ phận, các nhân viên vẫn còn chưa đủ. Phương pháp hiệu quả nhất, hiện đại nhất hiện nay chính là đầu tư vào những phần mềm. Với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, hy vọng rằng mỗi một doanh nghiệp đều sẽ tìm ra hướng đi tốt nhất cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *