BÁN HÀNG TIN TỨC

Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh

Nhân viên bán hàng là một nhân tố sống còn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu về doanh số. Đánh giá nhân viên là công việc quan trọng của nhà quản trị để có thể dự báo khả năng thành – bại trong các hoạt động bán hàng. Vậy, làm thế nào để việc đánh giá được hiệu quả và có độ chính xác cao? Các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý giải quyết vấn đề trên.

Vì sao phải xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên ?

Đánh giá nhân viên là một hoạt động không thể thiếu đối với nhà quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi doanh nghiệp đều có các tiêu chuẩn làm việc riêng. Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và cải thiện chất lượng công việc; thái độ làm việc và khả năng hoàn thành công việc cho nhân viên của mình.

Đánh giá nhân viên là bước quan trọng trong quy trình quản lý

Rất nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề như tỉ lệ nhân viên chủ chốt nghỉ việc cao, mất khách hàng do giảm sút về chất lượng dịch vụ, sản phẩm lỗi…vì thiếu kinh nghiệm xây dựng và duy trì một hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nhân lực chặt chẽ; khoa học. Nhận định và đánh giá đúng về một nhân viên rất cần đến các tiêu chí cụ thể để việc quy hoạch đào tạo nhân sự trở nên chính xác hơn, phát huy năng lực của nhân viên một cách cao độ. Đồng thời, giảm các loại chi phí, thời gian, tiền bạc đào tạo cho doanh nghiệp. Việc xây dựng các chính sách, quy chế khen thưởng cũng từ đó mà trở nên đúng người, đúng việc, hấp dẫn và có sức thu hút những lao động giỏi hơn.

Đặc biệt, trong những doanh nghiệp kinh doanh, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh là việc làm cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Vì đây là đội ngũ trực tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hóa và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức.

Xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng là việc cần làm thường xuyên

Đánh giá năng lực nhân viên nằm trong các chuỗi hoạt động nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực dài hơi. Công tác này cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, phù hợp với môi trường văn hóa doanh nghiệp mới mong đảm bảo tính hiệu quả.

Những tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh nói chung

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm những nhân viên bán hàng giỏi nhằm đẩy mạnh sức tiêu thụ của sản phẩm, tăng thị phần, ngoài những tiêu chí chung phổ biến như kỷ luật, tác phong, hiệu suất, kết quả làm việc thì những tiêu chí thể hiện phẩm chất năng lực cơ bản của nhân viên bán hàng cũng được gói gọn trong chữ PRIDE.

“PRIDE – niềm kiêu hãnh” là tổng hợp của 5 phẩm chất nhân viên kinh doanh cần có như sau: Proven (thành tích được chứng minh); Respecful (biết tôn trọng); Innovative (có tính sáng tạo); Decisive (khả năng đưa ra quyết định) và Enthusiastic (sự nhiệt tình).

• Proven: Nhân viên đã có những thành tích bán hàng nổi bật trước kia, được lãnh đạo và các đồng sự, quản lý, khách hàng…công nhận. Đặc biệt là sự tận tụy trong phong các phục vụ và các kỹ năng bán hàng.

• Respectful: (Sự tôn trọng) Đây là điều không thể thiếu của một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Tôn trọng người khác – đặc biệt là hãy biết lắng nghe khách hàng, đồng nghiệp. Quên đi cái “tôi” để tránh thái độ tranh cãi, ngắt lời hoặc to tiếng với khách hàng vì bất cứ lý do gì.

• Innovative: Nhân viên cần có sự sáng tạo và khả năng xử lý tình huống tốt. Trong quá trình bán hàng, người bán thường gặp nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy, họ cần nhanh chóng nhận định và đề xuất giải pháp một cách thông minh giúp khách hàng đạt được mong muốn của mình.

• Decisive: Đây là đặc tính quan trọng của nhân viên bán hàng giỏi. Họ không phải là người chờ đợi sự quyết định từ khách hàng mà là người thúc đẩy khách ra quyết định mua hàng. Họ là những người có khả năng nhận diện được khách hàng tiềm năng trong số muôn vàn các đối tượng khác nhau.

• Enthusiastic: Doanh nghiệp luôn cần những nhân viên có nhiệt huyết, đầy năng lượng và hứng thú với công việc. Sự nhiệt tình xuất phát từ mong muốn đem lại lợi ích khác biệt cho khách hàng khi người mua đặt niềm tin vào mình và sản phẩm mà mình đang bán.

Lòng nhiệt huyết là một trong những tiêu chí quan trọng của nhân viên kinh doanh

Ngoài những tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh thông thường, các phẩm chất cần có của nhân viên bán hàng sẽ giúp nhà quản trị nhận định được năng lực thực sự của nhân viên. Bên cạnh việc đưa ra những định hướng về chiến lược kinh doanh, người quản lý còn có thể đề xuất khen thưởng hoặc đưa ra các giải pháp hiệu quả khi nhân viên của mình đã hoặc chưa thực hiện tốt các công việc được giao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *