CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Hoạch định chiến lược cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập

 

Cạnh tranh được coi là phương thức để giành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Đây cũng là yếu tố chủ đạo để thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, có được ưu thế cạnh tranh là một điều không hề dễ dàng. Và việc hoạch định chiến lược cạnh tranh lại trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp hơn bao giờ hết.

Hoạch định chiến lược cạnh tranh dựa trên mô hình SWOT

Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp đòi hỏi sự phân tích, kết hợp nhiều yếu tố. Dựa trên kết quả mô hình SWOT, doanh nghiệp có thể vạch ra hướng đi, chiến lược cạnh tranh cho riêng mình.

SWOT là mô hình phân tích và công cụ hiệu quả được sử dụng nhằm chỉ ra những Strengths (Điểm mạnh) và Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities ( Cơ hội)  và Threats (Nguy cơ) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua SWOT, doanh nghiệp sẽ xác định rõ được mục tiêu của mình cũng như những yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tới mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh, SWOT giúp đưa ra cái nhìn tổng thể và góp phần tiên quyết vào sự thành công của doanh nghiệp.

chiến lược cạnh tranh
Mô hình SWOT chỉ ra những điểm mạnh và yếu trong hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích SWOT là sự phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố bên ngoài bao gồm kinh tế, chính trị, pháp luật, sự phát triển của khoa học, tự nhiên…Những yếu tố này tác động gián tiếp đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra các cơ hội và thách thức. Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp để tăng cơ hội, giảm thiểu rủi ro và đồng thời lựa chọn chiến lược phù hợp cho mình.

Các yếu tố bên trong như nguồn nhân lực, quản lý, tổ chức nội bộ, nguồn lực tài chính, trình độ công nghệ của doanh nghiệp… cũng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến quá trình hoạch định chiến lược. Phân tích những yếu tố trên để chỉ ra những  điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh. Có như vậy, doanh nghiệp mới biết đâu là những yếu tố đã, đang và sẽ gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra hướng khắc phục và giải quyết các vấn đề lỗ hổng để có thể đạt được mục tiêu đưa ra.

Tại sao doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược trong điều kiện hội nhập về kinh tế?

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và gắn kết với các tổ chức kinh tế thế giới. Việc thực hiện chính sách kinh tế mở đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt trong điều kiện mới. Các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước một loạt vấn đề về cạnh tranh. Vì vậy, việc hoạch định kế hoạch cạnh tranh là điều cần thiết.

chiến lược cạnh tranh
Kinh tế toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng chung

Trước hết, các doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi thương mại như mức thuế suất giảm, có khi bằng không. Với một nền kinh tế mở, doanh nghiệp có thể tìm đường xuất khẩu các sản phẩm/ dịch vụ ra nước ngoài, mở rộng thị trường kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ nhằm nâng cao mức doanh thu. Thêm vào đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ liên doanh, liên kết và tiếp cận với công nghệ hiện đại. Doanh nghiệp sẽ được học hỏi các kinh nghiệm quản trị kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường rộng lớn.

Tuy nhiên, khi hòa mình vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt đang phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn. Đa số các công ty nước ngoài đều có tiềm lực tài chính dồi dào, đội ngũ nhân viên rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với công nghệ sản xuất hiện đại và thường xuyên được cải tiến nên các sản phẩm được sản xuất hầu hết đều chất lượng và chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Mặt khác, sự bãi bỏ của hàng rào thuế quan và “bảo hộ xanh” sẽ giúp các công ty nước ngoài đảm bảo được uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Đây sẽ là điều bất lợi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Vì nhìn chung họ vẫn đang sử dụng những công nghệ lạc hậu và chưa đủ khả năng đáp ứng hoàn toàn những quy định chung về môi trường do các nước phát triển đề ra.

chiến lược cạnh tranh
Hội nhập kinh tế tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh

Với nền kinh tế phát triển, việc hoạch định chiến lược cạnh tranh trở thành vấn đề lớn cho cách doanh nghiệp khi vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước vừa phải tìm chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Một bản hoạch định tốt và đúng hướng sẽ trở thành vũ khí lợi hại giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trên thương trường.

>> Hoạch định chiến lược cạnh tranh – việc cần làm của mỗi doanh nghiệp

>> Hoạch định chiến lược cạnh tranh cần những bước cơ bản nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *