NHÂN SỰ TIN TỨC

Mô hình quản lý nhân sự hiện đại

Để lãnh đạo và sử dụng tối ưu các nguồn lực (đặc biệt là nhân lực), việc của nhà quản trị cần làm là xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý nguồn nhân lực. Tùy theo quy mô và đặc thù kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phương thức quản trị thích hợp trong các loại mô hình quản lý nhân sự hiện đại.

Tìm hiểu về mô hình quản lý nhân sự hiện đại theo chiều ngang

Mô hình quản lý theo chiều ngang đang được rất nhiều doanh nghiệp chọn lựa và áp dụng. Các công ty khởi nghiệp thường có xu hướng áp dụng mô hình quản lý theo chiều ngang – lấy nhân viên làm trung tâm, giảm thiểu sự quản lý theo cấp bậc. Trong khi đó, nhiều công ty “đàn anh” lại áp dụng mô hình quản lý theo chiều dọc – phân cấp quyền hạn rõ rệt cấp bậc nhân viên. Muốn hiểu rõ về mô hình này, cần có sự so sánh trong tương quan với mô hình quản lý theo chiều dọc.

Mô hình quản lý theo chiều ngang được nhiều doanh nghiệp chọn lựa

• Trên – dưới hay đồng đẳng: Ở mô hình chiều dọc quyền quyết định tập trung vào lãnh đạo và được đưa từ trên xuống dưới theo cấp độ giảm dần. Ngược lại, trong mô hình cấu trúc doanh nghiệp triển khai theo chiều ngang, tất cả mọi người đều được đưa ra quyết định vì đây thường là những công ty/ doanh nghiệp nhỏ, startup, có bộ máy quản lý ít người và ít nhân viên, trình độ của nhân viên cũng khá tương đồng. Mọi người cùng góp ý kiến sẽ giúp công việc được giải quyết nhanh chóng hơn.

• Vạch rõ ranh giới hay đề cao tinh thần chia sẻ: Nếu mô hình quản lý theo chiều dọc tạo ra sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận thì ngược lại, mô hình quản lý theo chiều ngang, có sự đồng đẳng giữa nhân viên và sếp. Môi trường như vậy tuy “dễ thở” nhưng thường khiến nhân viên nhiều khi không thể nhận thức được rõ các quyền hạn và trách nhiệm của mình.

• Độ minh bạch: Là ưu điểm của mô hình quản lý theo chiều ngang vì tạo ra sự đồng nhất và minh bạch trong việc triển khai thông tin theo chiều ngang. Tất cả mọi người đều tiếp nhận thông tin cùng lúc và nhất quán. Mô hình này đề cao nhân viên.

Ngược lại, mô hình chiều dọc chia sẻ thông tin dựa trên cơ sở chọn lọc thông tin trước rồi mới chia sẻ tới nhân viên sau khi đã qua nhiều tầng lãnh đạo, gây ra sự xáo trộn và không minh bạch trong hệ thống thông tin.

• Cảm giác người trên – kẻ dưới: Mô hình chiều ngang sẽ xóa nhòa ranh giới này, tạo ra cảm giác được tôn trọng và rút ngắn khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, quản lý nhân sự theo chiều dọc sẽ thúc đẩy sự phát triển của cá nhân hơn vì ai cũng muốn chứng tỏ năng lực và giành được vị trí cao.

Mô hình nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần dựa vào tình hình thực tế để lựa chọn mô hình quản lý nhân sự hiệu quả nhất cho mình.

Quản lý tập trung – một trong những mô hình quản lý nhân sự hiện đại

Mô hình quản lý tập trung cũng là một trong các cách xây dựng hệ thống quản lý nhân sự của tổ chức.

Quản lý tập trung đề cập đến các hoạt động liên quan tới việc ra quyết định trong một tổ chức thường tập trung vào một nhà lãnh đạo hoặc một địa điểm cụ thể (trụ sở chính) và tất cả các văn phòng khác nhận lệnh từ văn phòng chính. Người ra quyết định có thể là giám đốc điều hành hoặc các chuyên gia. Trong những doanh nghiệp B2B, phương thức quản lý tập trung được thể hiện rõ ràng. Quyết định được đưa ra bởi lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp dưới tổ chức chặt chẽ để thực hiện và triển khai.

Người ra quyết định thường là giám đốc điều hành hoặc các chuyên gia

• Ưu điểm của quản lý tập trung
– Có chuỗi mệnh lệnh rõ ràng: Tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều tuân theo những quy tắc nhất quán trong quá trình làm việc và biết rõ được mình phải làm gì, làm như thế nào.
– Tầm nhìn tập trung: Doanh nghiệp có thể thực hiện tầm nhìn một cách dễ dàng, tập trung hơn. Giám đốc điều hành truyền đạt tầm nhìn của tổ chức tới nhân viên và hướng dẫn nhân viên cách thức để đạt được tầm nhìn. Nếu không, thông điệp được chuyển tới khách hàng sẽ không nhất quán.
– Giảm chi phí: Bao gồm các chi phí về nhân sự, văn phòng; chuyên gia.. Vì các quyết định quan trọng được đặt tại trụ sở chính và truyền đạt tới các chi nhánh nên không cần triển khai thêm các phòng ban và thiết bị cho những chi nhánh khác.

Quản lý tập trung giúp doanh nghiệp giảm chi phí

– Cải thiện chất lượng công việc: Các quy trình được tiêu chuẩn hóa nên đầu ra đảm bảo được tính thống nhất và chất lượng.
• Nhược điểm:
– Lãnh đạo quan liêu: Phương thức quản lý này khiến nhân viên không thể đóng góp vào quá trình ra quyết định nên thiếu động lực để thực hiện nhiệm vụ. Điều này cũng làm hạn chế sức sáng tạo và lòng trung thành với doanh nghiệp do tính chất cứng nhắc trong việc thực thi công việc.
– Công việc tiến hành chậm trễ: Nếu doanh nghiệp đang cố gắng thay đổi để thích nghi với thị trường thì quản lý tập trung là rào cản lớn vì chỉ tập trung giới hạn sự sáng tạo ở người quản lý hàng đầu.

Một mô hình quản lý nhân sự hiện đại luôn lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Mỗi phương thức hay mô hình quản lý đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu muốn quá trình vận hành doanh nghiệp luôn diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, nhà quản trị cần lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của mình, miễn sao thúc đẩy được sự sáng tạo và khả năng cống hiến của nhân viên mà không quá cứng nhắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *