CHIẾN LƯỢC

Nguyên tắc chung khi xây dựng nội dung của chiến lược cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ… ngày càng dữ dội. Nếu không xây dựng được nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn sẽ bị chìm nghỉm giữa bão táp thị trường. Vậy, chiến lược cạnh tranh là gì và khi xây dựng cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) được hiểu là bản kế hoạch hoạt động dài hạn của một công ty/ doanh nghiệp cụ thể để đạt lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong cùng ngành.

nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh
Cạnh tranh là điều tất yếu trong nền kinh tế

Khi đưa ra chiến lược cạnh tranh cần có sự kết hợp và nhất quán về các yếu tố nền tảng- sản phẩm; thị trường, năng lực vượt trội của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung này thường được thiết lập khi các doanh nghiệp đã có sự phân tích, tìm hiểu và đưa ra được những điểm mạnh và yếu của mình so với đối thủ.

Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể kết hợp hành động một cách nhất quán, chống lại những áp lực cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng. Qua đó, tăng năng lực tồn tại, tạo ra lợi thế trong môi trường cạnh tranh, củng cố vị thế, chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường.

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến cường độ cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, đó là:

  • Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành.
  • Nguy cơ đe dọa nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn
  • Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua
  • Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng
  • Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế.

Phân tích và nhìn nhận rõ các vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh. Có thể áp dụng một hay nhiều chiến lược còn phụ thuộc vào năng lực, cách sắp xếp và tổ chức của từng doanh nghiệp.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh

Có 3 nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp thường áp dụng đó là: Chiến lược khác biệt hóa; chiến lược cạnh tranh về giá; chiến lược tập trung. Tuy nhiên, khi xây dựng và áp dụng các chiến lược này, doanh nghiệp cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Nắm rõ thị trường và xác định được nhóm đối tượng của mình

Thị trường kinh doanh cực kỳ rộng lớn và bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau luôn tìm cách tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp/ công ty chỉ là một phần nhỏ trong thị trường đó. Vì vậy, cần xác định rõ thị trường của mình để đưa ra được hướng đi đúng đắn, xây dựng tư duy chiến lược.

Việc tìm ra nhóm đối tượng khách hàng chủ đạo cũng mang tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần tập trung vào một nhóm đối tượng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp thu hút khách hàng. Tránh tình trạng hướng đến nhiều phân khúc cùng một lúc mà lại chẳng thể đáp ứng nhu cầu của một ai, dẫn đến hàng hóa bị tồn đọng, không thể mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh
Xác định nhóm đối tượng khách hàng là một nguyên tắc cơ bản trong chiến lược cạnh tranh

Liên tục thay đổi và tư duy một cách có hệ thống

Thay đổi là điều kiện quan trọng để tồn tại. Đó là điều doanh nghiệp cần làm nếu muốn giữ chân và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu và có lợi cho khách hàng sẽ được người mua đón nhận. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Chiến lược cạnh tranh cũng cần phải theo hệ thống và tư duy lo gic. Dựa trên những dữ liệu thực tế và được cập nhật liên tục vào hệ thống để tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều có thể tiếp cận, nắm bắt.  

nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh
Xây dựng chiến lược cạnh tranh cần sự thay đổi và tư duy hệ thống

Xây dựng nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp/ công ty/ tổ chức kinh tế cải thiện được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc lên kế hoạch cạnh tranh dài hạn cần được thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn nếu doanh nghiệp không muốn đứng trước nguy cơ bị thua cuộc và phá sản ngay trên sân nhà.

>> Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho từng loại hình doanh nghiệp

>> Những điều cần nghiên cứu trước khi xây dựng, thực hiện chiến lược đầu tư bất động sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *