CHIẾN LƯỢC

Những yếu tố quyết định đến chiến lược giá là gì?

Giá cả là yếu tố quan trọng bậc nhất trên thị trường tiêu dùng hàng hóa. Câu hỏi “chiến lược giá là gì?” “Làm thế nào để có được một chiến lược giá đúng đắn?” là vấn đề làm nhiều doanh nghiệp đau đầu và tìm hướng đi thích hợp. Giá bán cũng phần nào thể hiện chất lượng sản phẩm và là con đường dễ dàng nhất để tiếp cận với khách hàng phổ thông và tầm trung. Do vậy, việc xây dựng và áp dụng một chiến lược giá đúng đắn quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp.

Khái niệm về giá và tầm quan trọng của chiến lược giá là gì?

Muốn hiểu “chiến lược giá là gì?” cần nắm rõ về khái niệm giá. Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix, là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả còn được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.

chiến lược giá là gì
Giá cả là một biến số quan trọng trong marketing mix

Dưới góc độ người bán: giá cả là khoản tiền mà người bán thu được nhờ việc bán sản phẩm. Nó thể hiện mức thu nhập và kết quả tài chính của họ.

Dưới góc độ người mua: Giá là khoản tiền mà khách hàng phải dùng chi trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng một sản phẩm. Giá cũng là yếu tố đầu tiên khiến người mua quan tâm và quyết định xem có nên sử dụng sản phẩm hay không.

Dưới góc độ trao đổi sản phẩm: Giá là mối tương quan trao đổi hàng hóa trên thị trường và biểu tượng giá trị của sản phẩm. Một sản phẩm/ dịch vụ muốn đem ra thành hàng hóa để trao đổi cần phải được định giá.

Chiến lược giá là một trong những định hướng dài hạn về giá được doanh nghiệp đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh nhất định đã đề ra trước đó. Chiến lược giá chi phối nhiều yếu tố như:

  • Trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp trong marketing mix. Điều chỉnh và áp dụng chiến lược giá thích hợp sẽ giúp tăng nguồn doanh thu khi bán sản phẩm ra thị trường.
  • Kích thích người mua rút hầu bao để chi trả và sử dụng sản phẩm.
  • Là yếu tố quyết định thị phần doanh nghiệp và khả năng sinh lời.
  • Là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường và tiếp cận, thu hút, giữ chân khách hàng.

Do vậy, chiến lược giá đúng đắn giữ vai trò tiên quyết trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá là gì?

Để đưa ra một chiến lược giá đúng đắn, phù hợp, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng nhiều yếu tố khác nhau. Vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra chiến lược giá là gì? Nó bao gồm các yếu tố nội vi và ngoại vi.

Yếu tố nội vi là những nhân tố bên trong của doanh nghiệp như:

Mục tiêu và chính sách marketing của doanh nghiệp: Là nhân tố tác động một cách gián tiếp đến việc hình thành chiến lược giá dài hạn và việc định giá sản phẩm. Tất cả các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp trong từng giai đoạn đều có sự ảnh hưởng đến chiến lược giá của sản phẩm.

Chi phí sản xuất ra sản phẩm: quyết định đến việc hình thành và thay đổi giá bán của sản phẩm. Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và mức doanh thu, lợi nhuận kiếm được từ sản phẩm. Vì vậy, bất kì sự thay đổi nào của chi phí sản xuất cũng sẽ dẫn đến các thay đổi về chiến lược giá và sự định giá sản phẩm/ dịch vụ.

chiến lược giá là gì
Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến chiến lược giá

Các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến chiến lược giá :

Nhu cầu chung của thị trường : là yếu tố mọi nhà sản xuất đều hướng đến. Việc dự đoán xu hướng vận động nhu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược về giá phù hợp nhằm tăng mức lợi nhuận và doanh thu.

chiến lược giá là gì
Nhu cầu thị trường là yếu tố nhiều doanh nghiệp hướng đến

Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường: Những sản phẩm độc quyền thường sẽ có mức giá cao hơn những sản phẩm đã bão hòa. Nếu xuất hiện sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, doanh nghiệp cần kịp thời đưa ra hoặc điều chỉnh giá nhằm mục đích kích cầu. Tránh việc giá quá cao hoặc quá thấp đều làm mất đi một số lợi nhuận không nhỏ.

Các nhân tố tổng thể trong môi trường kinh doanh: là những yếu tố về số lượng dân cư, điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ….nhà quản trị cần thu thập và phân tích để đưa ra chiến lược lâu dài về giá cũng như có sự điều chỉnh phù hợp với từng thị trường.

Nhà quản lý doanh nghiệp cần có sự mềm mại trong việc điều chỉnh chiến lược giá và định giá sản phẩm để có thể tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.

>> Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho từng loại hình doanh nghiệp

>> Chiến lược đầu tư là gì? Những thông tin bạn không nên bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *