TÀI CHÍNH

Kế toán quản trị nguồn nhân lực là gì?

Kế toán quản trị nguồn nhân lực được coi là một nhánh mới của kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng. Các chi phí phát sinh cho bất kỳ tài sản nào được vốn hóa vì nó mang lại lợi ích có thể đo lường bằng tiền cho doanh nghiệp

Đọc thêm: 

Kế toán tiền lương và những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ

1. Vai trò của nguồn nhân lực và khái niệm kế toán nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp và các nhà quản trị tổ chức đó. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chính là bài toán của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.

Kế toán nguồn nhân lực là kế toán cho con người như nguồn lực của một tổ chức, đo lường chi phí và giá trị con người đối với tổ chức, doanh nghiệp đó. Kế toán nguồn nhân lực còn liên quan đến việc đo lường các chi phí phát sinh bởi các doanh nghiệp tư nhân và khu vực công để tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên và đánh giá giá trị kinh tế của nguồn nhân lực với tổ chức.

Việc xây dựng quy trình HRA xác định và đo lường các dữ liệu về nguồn nhân lực, gửi thông tin đến các bộ phận cũng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. HRA liên quan đến việc phân công, lập ngân sách và báo cáo chi phí nhân lực phát sinh trong một tổ chức, bao gồm tiền lương, tiền công và các chi phí đào tạo

Kế toán nguồn nhân lực cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin về nguồn lực làm việc của một tổ chức, doanh nghiệp. Nếu không có con người, các nguồn lực tài chính và tài nguyên vật chất không thể hoạt động một cách hiệu quả được.

2. Các phương pháp định giá trong kế toán quản trị nguồn nhân lực

Trong kế toán nguồn nhân lực có thể sử dụng các phương pháp để xác định chi phí nguồn nhân lực, cụ thể như:

  • Phương pháp giá gốc: Theo phương pháp này, chi phí thực tế phát sinh khi tuyển dụng, thuê, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được vốn hóa và khấu hao theo thời gian sử dụng dự kiến của nguồn nhân lực đó
  • Phương pháp chi phí thay thế: Với phương pháp này, nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp được định giá dựa trên giả định một tổ chức mới được tạo ra từ đầu và chi phí cho doanh nghiệp đấy là bao nhiêu nếu nguồn lực hiện tại được yêu cầu thay thế bằng những người có kinh nghiệm và năng lực tương đương
  • Phương pháp chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là giá trị của một tài sản khi có thể sử dụng tài sản đó vào việc khác. Không có chi phí cơ hội cho những nhân viên không khan hiếm và những nhân viên ở vị trí cao không có sẵn để đấu giá. Như vậy, chỉ những người khan hiếm mới nên bao gồm giá trị của nguồn nhân lực.
  • Phương pháp định giá kinh tế: Phương pháp định giá kinh tế, coi giá trị hiện tại của dịch vụ dự kiến nhận được trong tương lai của nhân viên trong thời gian họ làm việc trong tổ chức là giá trị của nguồn nhân lực của công ty.
  • Phương pháp vốn hóa tiền lương: Mức lương phải trả cho nhân viên trong thời gian làm việc trong tổ chức có thể được sử dụng để thay thế cho giá trị của nguồn nhân lực, theo quan điểm về sự đồng quan hệ chặt chẽ giữa lương bổng của nhân viên và giá trị của họ đối với tổ chức. Do đó, giá trị của nguồn nhân lực là giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai của nhóm nhân viên đồng giá trị.
  • Phương pháp đo lường dựa trên nỗ lực cá nhân: Phương pháp này đo lường giá trị nguồn nhân lực của công ty trên cơ sở những nỗ lực của cá nhân vì lợi ích của tổ chức. Những nỗ lực này được đánh giá dựa trên góc độ sau: Tiểu sử kinh nghiệm của nhân viên; Mức độ xuất sắc mà nhân viên đạt được; Vị trí một nhân viên đang giữ.
  • Phương pháp chiết khấu tiền lương tương lai có hiệu chỉnh: Phương pháp này được thực hiện dựa trên sự đo lường giá trị của nguồn nhân lực trên cơ sở hiệu quả của một tổ chức có liên quan. Mô hình này liên hệ giá trị của nguồn nhân lực với lợi nhuận tăng thêm mà công ty thu được hơn cả kỳ vọng.
  • Phương pháp định giá phần thưởng: Phương pháp này tìm cách đo lường giá trị của nguồn nhân lực trên cơ sở giá trị của một nhân viên đối với một tổ chức tại các trạng thái (vai trò) dịch vụ khác nhau mà nhân viên dự kiến sẽ giữ trong suốt quãng đời làm việc với tổ chức.
  • Phương pháp chi phí tiêu chuẩn: Phương pháp này dự kiến thiết lập một chi phí tiêu chuẩn cho mỗi cấp nhân viên, được cập nhật hàng năm. Các phương sai được tạo ra nên được phân tích và sẽ tạo thành một cơ sở hữu ích cho việc kiểm soát. Chi phí thay thế có thể được sử dụng để phát triển chi phí tiêu chuẩn của việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển cá nhân, các tiêu chuẩn đó có thể được sử dụng để so sánh kết quả thực tế với kết quả kế hoạch.
  • Phương pháp sức mua hiện tại: Thay vì lấy chi phí thay thế để vốn hóa, chi phí đầu tư gốc vào nguồn nhân lực đã vốn hóa được chuyển đổi thành sức mua hiện tại của tiền với sự trợ giúp của các chỉ số. Ưu điểm lớn của nó là sự đơn giản, mặc dù nó chỉ có thể tạo ra các câu trả lời gần đúng và dữ liệu gần đúng.

kế toán quản trị nguồn nhân lực

| Đọc thêm: Tìm hiểu về các hình thức tuyển dụng nhân sự hiện nay

3. Ưu điểm, hạn chế của kế toán quản trị nguồn nhân lực đối với các tổ chức, doanh nghiệp

3.1. Ưu điểm của kế toán nguồn nhân lực đối với các tổ chức, doanh nghiệp

Kế toán nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của các tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể như:

  •  Kiểm soát công tác quy hoạch: Tổ chức, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề…luôn cần sự sẵn có của hệ thống nguồn nhân lực
  • Thực hiện cải thiện sự đóng góp của nhân viên, tăng năng suất, hiệu quả làm việc để góp phần vào sự phát triển chung của tổ chức, doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đúng người vào đúng công việc và đúng thời điểm, điểm mong muốn của nhân viên
  • Các kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng được áp dụng thử nghiệm để quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả, mang lại nguồn nhân lực hiệu quả về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng

3.2. Hạn chế của kế toán nguồn nhân lực đối với các tổ chức, doanh nghiệp

  • Theo kế toán truyền thống, các phương pháp được chấp nhận khi phương pháp đó được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên điều này không thể ấp dụng với phương pháp này vì tùy thuộc vào sự thích hợp của mỗi tổ chức, doanh nghiệp
  • Các phương pháp kế toán tài sản nguồn nhân lực được dựa trên các căn cứ giả định và có thể xảy ra sai sót bất cứ lúc nào
  • Tuổi thọ nguồn nhân lực không thể ước tính, chính vì thế việc định giá theo khái niệm kế toán thường không thực tế

| Đọc thêm:

Tiêu thức phân loại báo cáo kế toán trong doanh nghiệp

4 xu hướng tuyển dụng trong tương lai có ảnh hưởng thế nào tới bạn?

Bảng tra cứu thuật ngữ kế toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *