BÁN HÀNG TIN TỨC

Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại

Trong thời đại công nghệ 4.0, điện thoại thông minh với nhiều tính năng đang được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực, đặc biệt với những người kinh doanh buôn bán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại ra đời với hàng tá các tiện ích để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý mọi lúc mọi nơi . Và ứng dụng phần mềm bán hàng trên điện thoại là cách nhiều người đang thực hiện để có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình.

Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại có những tiện ích gì?

Để mang lại sự trải nghiệm tốt cho khách hàng của mình, song song với việc phát triển phần mềm trên web, các công ty về công nghệ còn chú trọng phát triển thêm các phần mềm ứng dụng trên thiết bị điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android và Ios.

Quản lý bán hàng trên điện thoại mang lại nhiều tiện ích

Các phần mềm ứng dụng sẽ giúp người sử dụng đỡ áp lực hơn trong việc quản lý bán hàng. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại:

– Giao diện đơn giản, dễ dùng và tối ưu cho điện thoại
Đa số những phần mềm ứng dụng dành cho điện thoại đều có giao diện đơn giản, tập trung vào các tính năng chính giúp người dùng dễ dàng nắm bắt và sử dụng. Tính năng được thiết kế đơn giản, trực quan và bố trí khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu nên chủ cửa hàng có thể thực hiện thành thạo chỉ sau vài lần sử dụng. Do đó, ngay cả khi không biết rõ về công nghệ vẫn có thể thao tác một cách chính xác và nhanh chóng.

– Chăm sóc khách hàng nhanh chóng: Do có kết nối với phần chat của tất cả các kênh người dùng tích hợp, tin nhắn được gom về một nơi để có thể dễ dàng quản lý và tương tác nhanh nhất với khách hàng.

– Tạo và quản lý đơn hàng: Giúp tạo đơn hàng trực tiếp trên điện thoại và quản lý được đơn đã tạo.

– Sử dụng mọi lúc mọi nơi khi được kết nối internet

Người dùng có thể quản lý công việc kinh doanh mọi lúc mọi nơi cực kỳ thuận tiện. Chỉ cần kết nối điện thoại với internet, chủ cửa hàng có thể sử dụng các tính năng của phần mềm vào công việc quản lý. Đặc biệt, dưới sự phủ sóng rộng khắp của wifi; 3G; 4G, việc quản lý các hoạt động liên quan đến bán hàng sẽ càng dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

>> Đọc thêm: Top các phần mềm quản lý đơn hàng trên điện thoại tốt nhất hiện nay https://amis.misa.vn/55385/phan-mem-quan-ly-don-hang/

Ưu và nhược điểm của các phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại phổ biến

1. Phần mềm CRM AMIS

Phần mềm CRM bán hàng trên điện thoại của AMIS là một trong những phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại khá tiện dụng. Có thể kể đến những ưu điểm của phần mềm này như:

  • Quản lý và làm việc mọi lúc mọi nơi và mọi thời điểm rất tiện lợi.
  • Tự động hóa các quy trình marketing và bán hàng.
  • Đánh giá các tiềm năng, cơ hôị bán hàng một cách tự động.
  • Tích hợp các ứng dụng khác để mở rộng quy mô kinh doanh

Với giao diện dễ dùng, tích hợp nhiều chức năng khác nhau. CRM AMIS là phần mềm giúp chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động chung của công ty vào bất cứ thời điểm nào.

2. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo:

Bao gồm 2 App riêng biệt:
• Sapo – Quản lý bán hàng và tạo đơn online: Quản lý thông tin chung của cửa hàng từ khách hàng, sản phẩm, kho , báo cáo thu chi…và tích hợp bán hàng online.
Ưu điểm:
– Dễ dàng đăng kí bằng số điện thoại, Facebook hoặc tài khoản Google.

– Trang chủ mô tả tóm tắt tình hình hình kinh doanh. Giao diện đẹp, dễ nhìn và đơn giản.
– Hỗ trợ nhiều tính năng bán hàng độc đáo và tích hợp các hình thức thanh toán khác nhau.
– Các thao tác liên quan đến việc tạo đơn, vận chuyển, theo dõi đơn hàng giúp chủ cửa hàng kiểm soát mọi khâu trên một ứng dụng.
• Sapo POS – Bán tại cửa hàng: Bán tại cửa hàng là ứng dụng chuyên dụng phục vụ cho việc bán hàng tại cửa hàng cho các chủ shop. Khi mới vào app màn hình trang chủ của ứng dụng hiển thị các thông tin tổng quan dễ nhìn như Sapo – Quản lý bán hàng. Cho phép tạo thêm các sản phẩm và dịch vụ khi bán hàng.
Ưu điểm:
– Việc chuyển đổi giữa Sapo Pos và Sapo rất dễ dàng.
– Màn hình tạo đơn hiển thị đầy đủ thông tin về khách hàng, sản phẩm; giá tiền giúp linh động và tránh thao tác sai sót trong việc thu ngân.
– Bao gồm đầy đủ các hình thức thanh toán.
Nhược điểm chung của phần mềm Sapo là chưa tạo được nhiều hóa đơn thanh toán cùng một lúc. Vì quản lý chặt chẽ tránh việc gian lận của nhân viên nên việc thêm, bớt, xóa thông tin cũng ít nhiều gặp khó khăn.

2. KiotViet

Đối tượng sử dụng là các khách hàng đã mua gói dịch vụ của KiotViet.
Cũng giống Sapo, KiotViet chia ra 2 ứng dụng riêng biệt là App quản lý và App bán hàng.
• KiotViet – App quản lý:
Ưu điểm:
– Giao diện đơn giản, hiển thị được những thông số tổng quan quan trọng.
– Có hệ thống cảnh báo tình trạng giúp nhắc nhở người sử dụng những thông tin khẩn cấp khi quản lý từ xa.
– Có mục chat ngay trên ứng dụng.
Nhược điểm:
– Thanh menu được chia nhỏ khá chi tiết nhưng đôi lúc lộn xộn gây khó hiểu.
• KiotViet – App bán hàng:
– Có thể tạo nhiều đơn hàng cùng một lúc.
– Đáp ứng đầy đủ các tính năng thanh toán tại cửa hàng như thẻ; chuyển khoản; điểm…

App bán hàng đáp ứng đầy đủ tính năng thanh toán tại cửa hàng
Nhược điểm:
– Việc hiển thị quá nhiều thông tin gây cảm giác chật chội, khó nhìn và quan sát.
– Chọn nhầm sản phẩm do khoảng cách giữa các thông tin khá hẹp.
– Không tích hợp với các kênh bán hàng khác và chưa kết nối với nhiều bên vận chuyển.

Mỗi phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Người sử dụng cần căn cứ vào nhu cầu hoặc gia tăng sự trải nghiệm thực tế để quyết định xem đâu là phần mềm thích hợp và tốt nhất cho mình.

Website: http://www.ceo360.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *