TÀI CHÍNH

Những điều cần biết về vốn điều lệ khi thành lập công ty

Khi thành lập doanh nghiệp, người thành lập cần tìm hiểu về các loại vốn và những vấn đề liên quan, đặc biệt là vốn điều lệ của công ty. Việc đăng kí số vốn này quá ít hoặc quá nhiều liệu có ảnh hưởng gì đến kết quả đăng kí kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Vốn điều lệ và những vấn đề liên quan

Vốn điều lệ được quy định rõ trong luật doanh nghiệp đó là: “tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng kí mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Như vậy, theo quy định thì đây là phần vốn góp hoặc cam kết sẽ góp của các cá nhân hoặc các tổ chức. Tùy thuộc vào loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc TNHH 2 thành viên), các cá nhân hoặc tổ chức này sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu công ty.

Xem thêm:

Cách xử lý và hạch toán tiền góp vốn điều lệ

Kế toán thuế và những kinh nghiệm về kế toán thuế

Thuế môn bài – các thông tin quan trọng cần cập nhật ngay

Các bút toán kết chuyển lên báo cáo tài chính kế toán cần ghi nhớ

vốn điều lệ
Vốn điều lệ được quy định rõ trong luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp hiện hành có quy định rõ ràng thời hạn góp vốn là 90 ngày, được tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc điều chỉnh góp vốn và thời gian góp vốn cho từng loại hình doanh nghiệp cũng được quy định khác nhau. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 – 2 thành viên, hoặc công ty cổ phần, thời gian quy định là 90 ngày. Doanh nghiệp tư nhân phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Số vốn tối thiểu để mở công ty phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Nếu đó là những ngành nghề bình thường không yêu cầu vốn pháp định thì không quy định mức vốn tối thiểu, miễn là phù hợp với quy mô doanh nghiệp. Còn với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì cần kê khai mức vốn góp bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Pháp luật không có quy định và hạn chế về mức vốn góp tối đa vào làm ăn kinh doanh. Vì vậy, chủ doanh nghiệp sẽ là người quyết định về mức vốn góp khi mở công ty.

Những ưu và nhược điểm khi số vốn góp đăng ký quá ít hoặc quá nhiều?

Số vốn điều lệ được đăng kí quá ít hoặc quá nhiều đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bản chất của nguồn vốn này là trách nhiệm của người góp vốn được quy định theo số vốn đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu đăng ký vốn ít thì ưu điểm chính là giảm thiểu được rủi ro cho người góp vốn vì sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm theo đúng số vốn đã góp. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm khi đăng ký ít vốn đó là không tạo được sự tin tưởng từ đối tác, nhất là những đối tác mới. Việc tìm sự trợ giúp tài chính từ việc vay vốn cũng trở nên khó hơn khi đăng ký số vốn quá thấp.

Nếu số vốn điều lệ được đăng ký quá cao thì sẽ tạo ra được lòng tin của khách hàng. Nhưng nếu thua lỗ hoặc bồi thường hợp đồng, trách nhiệm sẽ nặng hơn vì tương đương với số vốn doanh nghiệp đã đăng ký.

vốn điều lệ
Tránh đăng ký số vốn quá cao hoặc quá thấp

Vậy, vốn điều lệ đăng kí cao hay thấp có ảnh hưởng gì đến kết quả đăng ký kinh doanh hay không? Và câu trả lời chắc chắn là không. Số vốn này chỉ ảnh hưởng tới  tiền đóng môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập, chủ doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố như loại hình, quy mô kinh doanh, mức tài sản góp vốn…Tuy nhiên, việc cân đối nguồn vốn đủ để duy trì và vận hành hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Vì bản thân số vốn này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động lớn nhỏ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nếu nảy sinh tranh chấp.

Các loại vốn đăng ký trên giấy tờ khi thành lập doanh nghiệp theo quy định sẽ là cơ sở để xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân/ tổ chức góp vốn. Đồng thời là sự ràng buộc về mặt pháp lý để doanh nghiệp thực hiện đúng các nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật nhà nước.

>> Tìm hiểu định nghĩa vốn góp là gì và những khái niệm liên quan

>> Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *